| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam cần duy trì 2,5-3 triệu lợn nái để cân đối cung cầu

Thứ Bảy 16/05/2020 , 15:41 (GMT+7)

Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, nguồn cung thịt lợn hiện tại vẫn thiếu hụt khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Nongnghiep.vn. 

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Nongnghiep.vn. 

Khôi phục quy mô đàn lợn 3,8 triệu con

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết: “Hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, chưa bao giờ tôi chứng kiến dịch bệnh nào để lại hậu quả lớn, trên quy mô toàn cầu như Dịch tả lợn châu Phi".

Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, nguồn cung thịt lợn hiện tại vẫn thiếu hụt khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2019.

“Hiện nay, các doanh nghiệp, người chăn nuôi đang đẩy mạnh tái đàn lợn. Chúng tôi kỳ vọng đến cuối năm 2020, chúng ta sẽ khôi phục được quy mô đàn đạt 3,8 triệu con lợn thịt, tương đương năm 2018 (tức thời điểm chưa bùng phát dịch tả lợn châu Phi”, ông Dương nói.

Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, chúng ta không thể đốt cháy tốc độ tái đàn lợn được. Bởi vì chu kỳ vòng đời của con lợn rất dài. Gà công nghiệp chỉ mất 21 ngày ấp nở, nuôi thêm 42 ngày là có thể xuất bán; gà thả vườn mất khoảng 3 tháng là có thể xuất chuồng. Nhưng để nuôi được một con lợn nái tới lúc đẻ mất hơn 1 năm.

Tốc độ tái đàn lợn tại nhiều địa phương vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Ảnh: Minh Phúc.

Tốc độ tái đàn lợn tại nhiều địa phương vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Ảnh: Minh Phúc.

Bên cạnh đó, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8/2019, các cơ sở chăn nuôi lợn nái và lợn con bị thiệt hại nặng nề do dịch tả châu Phi. Vậy trước tiên, muốn khôi phục được đàn lợn thịt thì phải khôi phục được đàn lợn nái.

Sở dĩ, tốc độ tái đàn lợn trong thời gian qua chưa đạt được kỳ vọng là do một số địa phương chưa xem công tác tái đàn là mệnh lệnh, ở nơi nào đó chính quyền địa phương vẫn do dự, vì sợ nếu bùng phát dịch bệnh trở lại thì sẽ tạo ra gánh nặng cho ngân sách, khi phải hỗ trợ tiêu hủy lợn.

Duy trì đàn nái từ 2,5 đến 3 triệu con

Trước đây, chúng ta không có chủ trương nhập khẩu con giống thương phẩm mà chủ yếu nhập lợn nái ông bà, bố mẹ từ nước ngoài. Do nguồn cung con giống không đáp ứng được nhu cầu tái đàn, nên giá con giống rất cao, lên tới 2,5 triệu/con mà vẫn không có để mua.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, ngoài các nguyên nhân trên thì việc thiếu vốn để tái đàn cũng là trở ngại lớn đối với người chăn nuôi. Bởi một hộ nuôi 100 con lợn thì chi phí giống đã mất 250 triệu đồng, chưa kể tiền thức ăn, thuốc thú y phòng bệnh... Do đó, nhà nước cần nghiên cứu gói tín dụng để hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn lợn.

Ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2030 mà Bộ NN-PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam cần duy trì đàn lợn nái chất lượng ổn định từ 2,5 - 3 triệu nái. Quy mô đàn lợn thịt có mặt thường xuyên khoảng 29 - 30 triệu con thì mới đủ nhu cầu tiêu dùng (giả thiết dân số Việt Nam từ 100 - 105 triệu dân; 15 - 20 triệu khách du lịch) và hướng đến xuất khẩu.

“Cần lưu ý bài học sâu sắc, khi chúng ta phát triển nóng quy mô chăn nuôi lợn vào năm 2016. Lúc đó, cả nước có 45 triệu lợn nái, và đến năm 2017 cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn đã diễn ra. Giá lợn hơi xuống dưới 20.000 đồng/kg, cả hệ thống chính trị và người dân phải tham gia “giải cứu” thịt lợn trong vòng một năm mới ổn định được thị trường".

Ông Dương cũng cho biết, hiện nay cơ cấu giữa chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp, trang trại và chăn nuôi lợn quy mô gia trại, nông hộ đang ở tỷ lệ 50-50. Tuy nhiên, xu hướng này đang chuyển dịch và dự báo đến năm 2030, tỷ lệ chăn nuôi quy mô công nghiệp, trang trại sẽ chiếm khoảng 70%; 30% còn lại là chăn nuôi nông hộ và gia trại.

Các hộ dân sẽ dần chuyển sang nuôi các con đặc sản, chăn nuôi hữu cơ, hoặc nuôi đa dạng nhiều vật nuôi khác nhau. Còn trong bối cảnh hiện nay, 2,5 hộ chăn nuôi lợn vẫn có vai trò rất quan trọng để chúng ta tăng tốc tái đàn trong thời gian ngắn.

Bởi mỗi hộ chỉ nuôi 1 con lợn nái thì chúng ta đã có 2,5 triệu nái. Tất nhiên, chúng ta không thể kỳ vọng chất lượng đàn nái trong dân sẽ đạt tiêu chuẩn, nhưng đây là giải pháp hữu hiệu khi nguồn cung thịt lợn đang thiếu hụt so với nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Xem thêm
Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.