| Hotline: 0983.970.780

II. MẶT TRẬN PHÍA TÂY: THẮNG NHƯ CHẺ TRE

Thứ Hai 30/09/2019 , 11:54 (GMT+7)

VIỆT NAM GIÚP GIẢI PHÓNG QUÂN TRUNG QUỐC TRÊN ĐẤT TRUNG HOA

II. MẶT TRẬN PHÍA TÂY: THẮNG NHƯ CHẺ TRE

Thập Vạn Đại Sơn ngoài mũi chính đánh qua Thủy Khẩu, Hạ Đống, hợp quân ở Ninh Minh, còn có mũi thứ hai đánh qua mục Nam Quan, Bằng Tường, Thượng Thạch, Hạ Thạch và hội quân ở Ninh Minh do ông Long Xuyên trực tiếp chỉ huy.

Đại tá Long Xuyên, nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 Lạng Sơn, Phó chỉ huy Mặt trận phía Tây, trực tiếp chỉ huy mũi thứ hai năm nay 103 tuổi. Chúng tôi được nghe ông kể lại: “Mặt trận phía Tây, Tư lệnh trưởng là ông Thanh Phong. Tôi là Tư lệnh phó đánh từ Hữu Nghị quan xuống Thượng Thạch, Hạ Thạch gặp cánh quân của ông Thanh Phong ở huyện Nam Ninh”.

Vây điểm diệt viện

Vào trung tuần tháng 5 năm 1949, ông Thanh Phong – Phó Tư lệnh Liên khu Việt Bắc gặp Trung đoàn trưởng Long Xuyên giao nhiệm vụ: “Có chỉ thị đặc biệt của anh Văn, mở một chiến dịch đặc biệt giúp bạn. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc yêu cầu ta giúp bạn mở rộng một khu giải phóng và giao cho đồng chí Ké Lộc. Cơ sở ở đây ít lắm. Anh có trách nhiệm chỉ huy một mũi, lấy lực lượng của địa phương Lạng Sơn từ 2 đến 3 đại đội. Trách nhiệm của anh đánh từ mục Nam Quan xuống Bằng Tường, Thượng Thạch, Hạ Thạch, rồi đến Ninh Minh. Anh là Phó chỉ huy Mặt trận phía Tây Thập Vạn Đại Sơn trực tiếp chỉ huy mũi này. Anh sẽ gặp cánh quân của anh Chu Huy Mân ở huyện lỵ Ninh Minh. Anh Mân sẽ đánh từ Thủy Khẩu, rồi thọc xuống Hạ Đống, rồi gặp anh ở Ninh Minh”.

Nhận nhiệm vụ, Tư lệnh phó Long Xuyên chọn một đại đội độc lập của huyện Thoát Lãng (nay là Văn Uyên), một đại đội địa phương của tỉnh Lạng Sơn và tổ chức một trung đội hỏa lực. Đại đội nào cũng được trang bị đủ súng trường, lựu đạn và cả trung liên.

“So với tình hình trang bị của bộ đội ta thời kỳ đó thì cánh quân này được trang bị khá tốt để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trên giao”, Đại tá Long Xuyên nhớ lại.

Làm công tác giáo dục chuẩn bị tư tưởng cho bộ đội, đơn vị bí mật vượt đường số 4, theo đường mòn sang địa phận Trung Quốc và tập kết ở Hải Khẩu, cơ sở của Ké Lộc.

Trung đoàn 28 là bộ đội địa phương, chưa được luyện tập đánh công kiên bao giờ, chỉ quen đánh phục kích. Tư lệnh phó Long Xuyên bàn với Ké Lộc kế hoạch “vây điểm diệt viện”. Cụ thể, đơn vị sẽ đánh quân địch trên đường đến cứu viện thì thuận lợi hơn tiến công quân địch phòng ngự trong đồn.

Một đại đội của Trung đoàn 28 phối hợp với một trung đội địa phương của Ké Lộc có hai tiểu đội triển khai bao vây đồn Nam Quan. Cách 15km, đại đội thứ hai và trung đội súng cối phục kích diệt viện trên đường từ Bằng Tường đến Nam Quan. Bị ta bao vây chặt đồn Nam Quan gần một tuần, quân Tưởng không có lương ăn, buộc phải rút lui. Bị bộ đội ta chặn đánh, chúng phải co cụm lại vào đồn.

Khoảng 8 giờ sáng, trinh sát báo cáo về, hai đại đội của Tưởng từ Bằng Tường lên cứu Nam Quan. Đội hình đã lọt vào trận địa phục kích. Tư lệnh phó Long Xuyên truyền lệnh: “Cứ theo kế hoạch mà thi hành”.

Khoảng 9 giờ sáng, nghe tiếng súng nổ rộ độ nửa giờ, rồi im ắng hẳn. Đại đội báo cáo về đã bắn chết tại trận 5 tên, bắt sống một tiểu đội, thu được 12 khẩu thất cửu. Quân Tưởng rút chạy tán loạn về Bằng Tường. Tư lệnh phó Long Xuyên ra lệnh: “Tiếp tục truy kích!”.

Thắng như chẻ tre

Đuổi đến Bằng Tường, quân Tưởng ở Bằng Tường cũng rút chạy. Lại tiếp tục đuổi đến Hạ Thạch, Thượng Thạch cách Bằng Tường 12km. Quân Tưởng ở cả hai nơi này mất tinh thần bỏ chạy tán loạn. Quân ta thắng như chẻ tre.

Tư lệnh phó Long Xuyên nhận được tin Giải phóng quân Trung Quốc đã vượt sông Dương Tử tiến xuống phía Nam. Đồng thời, cánh quân của Chính ủy Chu Huy Mân đã tiến vào huyện lỵ huyện Ninh Minh. Khi hội quân ở Ninh Minh, Chính ủy Chu Huy Mân đề nghị cánh quân phía Tây tiếp tục đánh qua sông.

Đang chuẩn bị cho bộ đội vượt sông thì Tư lệnh phó Long Xuyên nhận được lệnh của Quyền Tổng tham mưu phó Đào Văn Trường, Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 4: “Đem quân về nước ngay, có nhiệm vụ mới!”.

Tư lệnh phó Long Xuyên đưa quân về nước, dắt theo 12 con ngựa chiến lợi phẩm, sau khi bàn giao cho Ké Lộc nhiệm vụ củng cố vùng mới giải phóng.

“Sau khi quân Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra Đài Loan, Trung Quốc hoàn toàn giải phóng, tôi được tin đồng chí Ké Lộc được phong quân hàm Thiếu tướng, làm Tư lệnh trưởng khu Tả Giang”, Đại tá Long Xuyên chia sẻ./.

Kiều Mai Sơn

ảnh: Tư lệnh phó Long Xuyên (2019) - ảnh: KMS

 

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm