| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam làm việc với Ủy ban châu Âu về chống khai thác IUU

Thứ Bảy 08/07/2023 , 18:40 (GMT+7)

Việt Nam 'EC đánh giá Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực triển khai các khuyến nghị, những tồn tại trong công tác chống khai thác IUU', Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng nói.

Từ ngày 6 - 7/7/2023, Đoàn công tác kỹ thuật của Bộ NN-PTNT do Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng làm Trưởng đoàn đã sang làm việc với Tổng vụ Các vấn đề về biển và thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG-MARE) về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Brussels, Bỉ.

Buổi làm việc giữa Đoàn công tác kỹ thuật của Bộ NN-PTNT với Tổng vụ Các vấn đề về biển và thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG-MARE). Ảnh: Huy Bình.

Buổi làm việc giữa Đoàn công tác kỹ thuật của Bộ NN-PTNT với Tổng vụ Các vấn đề về biển và thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG-MARE). Ảnh: Huy Bình.

Trong 2 ngày làm việc, Đoàn đã cập nhật tiến độ của Việt Nam trong việc triển khai khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) tại đoàn kiểm tra tháng 10/2022, trao đổi và làm rõ để thống nhất một số vấn đề cụ thể như: Các bổ sung, điều chỉnh các quy định trong Nghị định sửa đổi Nghị định số 26/2019/NĐ-CP về quy định về việc thực hiện chuyển hạn ngạch giấy phép khai thác theo hướng chỉ cho phép chuyển đổi sang nghề khai thác thân thiện với nguồn lợi thủy sản và định hướng phát triển của địa phương; Quy định về hệ thống giám sát tàu cá (VMS) theo hướng Quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị VMS lắp đặt trên tàu cá; Bổ sung trách nhiệm của các đơn vị cung cấp thiết bị VMS lắp đặt trên tàu cá; Bổ sung quy định về việc kiểm soát nguồn gốc hợp pháp của tàu cá nhập khẩu vào Việt Nam; Quy định về việc cảng cá được chỉ định nếu vi phạm quy định về xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác hoặc không còn đáp ứng các điều kiện nêu trên sẽ bị đưa ra khỏi danh sách cảng cá chỉ định.

Đặc biệt sửa đổi Điều 70 về kiểm soát theo Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) theo hướng quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn các đối tượng cần kiểm tra và chế độ kiểm tra phù hợp với quy định của Hiệp định PSMA; Bổ sung quy định về kiểm soát thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam bằng tàu container.

Phía EC đánh giá Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực để triển khai các khuyến nghị, những tồn tại trong công tác chống khai thác IUU và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Ảnh: Huy Bình.

Phía EC đánh giá Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực để triển khai các khuyến nghị, những tồn tại trong công tác chống khai thác IUU và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Ảnh: Huy Bình.

Đối với Nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP: Bổ sung hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu sản phẩm, đình chỉ hoạt động xuất khẩu) đối với một số hành vi vi phạm; Bổ sung hành vi không có thiết bị VMS trên tàu khi tàu hoạt động; Bổ sung hành vi mua tàu cá mà không thực hiện chuyển quyền sở hữu tàu cá, không đăng ký sang tên chủ tàu mới; Bổ sung quy định được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong xử phạt vi phạm trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài cho Cảnh sát biển và Biên phòng.

Bên cạnh đó, hai bên cũng đã trao đổi cập nhật việc xử lý 2 con tàu nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa và cập nhật các nội dung liên quan đến lô hàng cá kiếm của 2 doanh nghiệp tại Khánh Hòa.

Đồng thời, phía Việt Nam cũng cập nhật cho EC về tiến độ triển khai công tác quản lý tàu cá hoạt động trên biển, ra vào cảng, giám sát sản lượng qua cảng; Hiện trạng triển khai Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kế hoạch quản lý nghề cá đặc biệt là kế hoạch quản lý đối với một số loài cá ngừ; Công tác truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo các lô hàng xuất sang thị trường châu Âu là hợp pháp; Thực thi pháp luật trong đó tập trung vào việc xử lý tàu vi phạm vùng biển nước ngoài và xây dựng cơ sở dữ liệu xử phạt từ trung ương đến địa phương.

Trao đổi với PV Báo Nông nghiệp Việt Nam từ Brussels, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết: “Hai bên đã trao đổi trên tinh thần cởi mở, thiện chí và hợp tác tốt để giải quyết các tồn tại theo khuyến nghị của EC trong đợt kiểm tra tháng 10/2022. Hai bên đã cơ bản đạt được sự đồng thuận cao về các kết quả đạt được và những nội dung trao đổi liên quan”.

“Phía EC đánh giá Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực để triển khai các khuyến nghị, những tồn tại trong công tác chống khai thác IUU và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, phía EC cũng đề nghị Việt Nam cần tiếp tục quyết liệt, nỗ lực hơn nữa để sớm khắc phục những điểm còn tồn tại, hạn chế để sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng”, ông Hùng nói thêm.

Dự kiến, Cục Kiểm ngư và DG-MARE sẽ tổ chức 2 cuộc họp đối thoại trực tuyến để tiếp tục trao đổi, cập nhật các tiến độ triển khai khuyến nghị trước khi Đoàn thanh tra EC sang Việt Nam kiểm tra tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về khai thác khai thác IUU lần thứ 4 trong tháng 10/2023.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.