| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam ở vị thế thuận lợi trong phòng, chống buôn bán động vật hoang dã

Thứ Sáu 24/03/2023 , 15:15 (GMT+7)

Với khung pháp lý vững chắc, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có các hành động mạnh mẽ trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu phát biểu tại Tọa đàm cấp cao với Quốc hội Việt Nam về chiến lược điều kiện toàn chính sách và công tác tuyên truyền tồn tại, thực vật hoang dã. Ảnh: Quang Dũng.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu phát biểu tại Tọa đàm cấp cao với Quốc hội Việt Nam về chiến lược điều kiện toàn chính sách và công tác tuyên truyền tồn tại, thực vật hoang dã. Ảnh: Quang Dũng.

Với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), WWF và TRAFFIC phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử (thuộc Ban Công tác Đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức Tọa đàm cấp cao với đại biểu Quốc hội Việt Nam nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã.

Từ năm 2018 đến năm 2021, ba cuộc Tọa đàm cấp cao đã được tổ chức để thảo luận các vấn đề liên quan đến buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật, bao gồm truyền thông giảm cầu, tăng cường thực thi pháp luật và khắc phục những điểm hạn chế trong chính sách bảo vệ ĐVHD của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu Quốc hội, Việt Nam đã sớm tham gia các công ước và hợp tác quốc tế về bảo tồn, bảo vệ động thực vật hoang dã như: Công ước về đa dạng sinh học; Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)…

“Với khung pháp lý về quản lý và bảo vệ ĐVHD vững chắc trong khu vực, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có những hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Những buổi tọa đàm cấp cao sẽ là cơ hội tốt để gắn kết các Bộ, Ban, Ngành liên quan và tăng cường nỗ lực chống buôn bán động vật hoang dã, thúc đẩy phát triển bền vững”, ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bà Michelle Owen, Giám đốc văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoàng dã Nguy cấp (WWF) tin tưởng sự tham gia và hành động của Quốc hội là công cụ mạnh mẽ thu hút sự chú ý của công chúng đối với vấn đề thương mại bán và tiêu thụ trái luật ĐVHD. Ảnh: Quang Dũng.

Bà Michelle Owen, Giám đốc văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoàng dã Nguy cấp (WWF) tin tưởng sự tham gia và hành động của Quốc hội là công cụ mạnh mẽ thu hút sự chú ý của công chúng đối với vấn đề thương mại bán và tiêu thụ trái luật ĐVHD. Ảnh: Quang Dũng.

Nhiều chuyên gia đã được tham vấn ý kiến để xác định các vấn đề, đề xuất giải pháp kiện toàn công tác bảo tồn ĐVHD trong nước. Tọa đàm cũng đã đề xuất các hành động cần thiết để  thảo luận với Đại biểu quốc hội như: tăng mức hình phạt đối với việc tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD, tập trung vào việc tăng cường nỗ lực giảm cầu trong hệ thống các cơ quan Chính phủ và toàn xã hội. 

Bà Michelle Owen, Giám đốc văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp (WWF) cho biết, Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp được triển khai nhằm hướng tới những nỗ lực toàn diện, mang tính hệ thống và có tác động mạnh mẽ nhằm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật. Đồng thời, mong muốn nhận được thấy nhiều sáng kiến từ các đại biểu Quốc hội, đại diện các Bộ, ban, ngành để triển khai trong thực tế.

Ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Trưởng ban Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Quang Dũng.

Ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Trưởng ban Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Quang Dũng.

Tọa đàm cấp cao với Quốc hội Việt Nam về chiến lược kiện toàn chính sách và công tác tuyên truyền bảo tồn động, thực vật hoang dã đã nêu bật vai trò lãnh đạo của Quốc hội trong việc đấu tranh, phòng chống buôn bán và tiêu thụ ĐVHD trái pháp luật, hướng đến một xã hội Việt Nam với lối sống có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật và phát triển bền vững.

Những kết quả của cuộc Tọa đàm, đặc biệt là các sáng kiến giảm cầu hiệu quả sẽ được ghi nhận và phổ biến rộng rãi trong các cơ quan Chính phủ, làm nền tảng cho các kế hoạch hành động tiếp theo.

Theo ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Trưởng ban Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), để đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ ĐVHD, cần có những nỗ lực phối hợp và hợp tác với các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội.

Và chỉ khi chúng ta cùng chung tay thì mới có thể xây dựng các giải pháp hiệu quả để chống lại nạn buôn bán ĐVHD và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Chính phủ Hoa Kỳ đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội trong hoạt động chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật tại thị trường nội địa và trung chuyển qua Việt Nam. Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp do USAID tài trợ, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là dự án chủ quản, và WWF là cơ quan thực hiện cùng với đối tác TRAFFIC và ENV. Dự án hỗ trợ nỗ lực chống buôn bán trái luật động vật hoang dã.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.