| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao cá thể tê tê Java 4kg cho Vườn quốc gia Cúc Phương

Thứ Năm 06/02/2025 , 16:11 (GMT+7)

HUẾ Cá thể tê tê Java nặng 4kg được người dân phát hiện bên đường, sau đó bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc với mong muốn thả về tự nhiên.

Cas thể tê tê Java quý hiếm được người dân phát hiện sau đó bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc. Ảnh: KL.

Cas thể tê tê Java quý hiếm được người dân phát hiện sau đó bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc. Ảnh: KL.

Ngày 6/2, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc (thành phố Huế) đã tiến hành bàn giao cá thể tê tê Java cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật - Vườn quốc gia Cúc Phương cứu hộ, chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên. 

Trước đó, vào những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ông Nguyễn Văn Quý đã tự nguyện liên hệ cơ quan chức năng để bàn giao 1 cá thể tê tê Java có trọng lượng 4,0kg, bị thương nhẹ ở chân trước được ông phát hiện bên lề đường tại khu vực cầu Tuần, thuộc phường Long Hồ, quận Phú Xuân, với mong muốn được thả về môi trường tự nhiên.

Tê tê Java được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp theo Sách đỏ IUCN, thuộc nhóm IB được quy định tại Nghị định số 06 ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Các hành vi buôn bán trái phép tê tê đều sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Tê tê Java là động vật quý hiếm bị cấm buôn bán xuyên quốc gia và khai thác từ tự nhiên. Ảnh: KL.

Tê tê Java là động vật quý hiếm bị cấm buôn bán xuyên quốc gia và khai thác từ tự nhiên. Ảnh: KL.

Trong đó, tê tê Java thuộc Phụ lục I của Công ước Quốc tế CITES, cấm buôn bán xuyên quốc gia và khai thác từ tự nhiên.

Đây là cá thể động vật rừng thứ 2 trong năm 2025 được người dân tự nguyện giao nộp.

Như vậy, trong 3 năm trở lại đây (2022-2024) đã có 232 cá thể động vật rừng được giao nộp, trong đó có 212 cá thể thuộc loài động vật nguy cấp quý, hiếm và 20 cá thể loài thông thường.

Tất cả các cá thể động vật rừng này sau khi hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định đã được tái thả vào vùng sống tự nhiên của chúng.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Trồng 'cây tỉ đô', vừa có tiền, vừa có rừng

THANH HÓA Nhờ áp dụng phương pháp canh tác thuận tự nhiên, vườn mắc ca của HTX Sản xuất mắc ca Thành Phát phát triển rất khỏe, cho năng suất cao.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 2] Tái cơ cấu đội tàu cá

QUẢNG NINH Giảm đội tàu khai thác gần bờ, phát huy hiệu quả đội tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi chính là hướng đi đúng đắn để đưa nghề cá phát triển bền vững.