| Hotline: 0983.970.780

Vinarice cùng TRVC xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, phát thải thấp

Thứ Bảy 20/01/2024 , 11:39 (GMT+7)

Vinarice là một trong 10 đơn vị được SNV mời tham gia Dự án ‘Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại ĐBSCL’.

Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) vừa công bố Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL” (Dự án TRVC).

Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) - Thành viên Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) là một trong 10 đơn vị được SNV mời tham gia Dự án với nhiều bước thẩm định khắc khe.

Hội thảo công bố Dự án TRVC.

Hội thảo công bố Dự án TRVC.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, nước biển dâng và xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp, khiến điều kiện sản xuất của vùng ĐBSCL ngày càng khó khăn hơn và chuỗi giá trị lúa gạo hiện tại có hiệu quả kinh tế thấp, đặc biệt là với các nông dân sản xuất quy mô nhỏ.

Thông qua Dự án TRVC, Vinarice sẽ đẩy mạnh việc mở rộng ứng dụng trên quy mô lớn các công nghệ sản xuất lúa tiến bộ nhằm mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho các nông hộ nhỏ và toàn thể tác nhân trong chuỗi, nâng cao chất lượng lúa gạo và các giá trị xã hội bao trùm trong khi đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Qua đó, sẽ đóng vai trò xúc tác tạo ra sự chuyển đổi sản xuất và kinh doanh lúa gạo theo hướng bền vững và mang lại các giá trị bao trùm ở 3 tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất ĐBSCL (Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang), đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với khí hậu tại ĐBSCL của Chính phủ Việt Nam.

Theo đó, Vinarice sẽ liên kết với hơn 20 hợp tác xã và nông dân ở 3 tỉnh (Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) để chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích trên 10.000 ha đến năm 2027, với khoảng 2.000 nông hộ, tương đương 3.000 nông dân được hưởng lợi trực tiếp.

Toàn bộ thời gian Dự án sẽ kéo dài trong 3 năm, trên 6 vụ sản xuất lúa liên tiếp từ tháng 4/2024 - 3/2027.

Buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất của Vinarice với nông dân tại Tam Nông, Đồng Tháp.

Buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất của Vinarice với nông dân tại Tam Nông, Đồng Tháp.

Việc chuyển đổi bền vững chuỗi giá trị lúa gạo được thể hiện thông qua mối liên kết chặt chẽ và minh bạch với các bên liên quan chính trong chuỗi.

Công ty sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông hộ trước vụ sản xuất và tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân xuyên suốt các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ gieo trồng đến thu hoạch (4 lần/vụ).

Vinarice sẽ đầu tư lúa giống cho các hộ tham gia sản xuất, thu mua lại toàn bộ sản phẩm đạt chất lượng được quy định trong hợp đồng và thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng cho từng hộ sản xuất đúng kỳ hạn theo hợp đồng.

Các giải pháp Vinarice đăng ký tại Dự án TRVC là 1 phải 5 giảm (1P5G) và tưới ngập khô xen kẽ (AWD), qua đó đảm bảo quá trình canh tác lúa gạo thích ứng với biến đổi khí hậu và phát thải carbon thấp.

Kết quả Vinarice kỳ vọng sẽ mang lại thông qua Dự án: Giảm tổng cộng 10.000+ tấn CO2e sau 3 năm tham gia Dự án (được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định quốc tế độc lập); giảm 30 - 40% lượng lúa giống; giảm 20 - 30% phân bón và thuốc trừ sâu hóa học; giảm 20 - 40% lượng nước tiêu thụ; chi phí sản xuất giảm 15% so với sản xuất lúa truyền thống; đảm bảo lợi nhuận sản xuất > 30% và cao hơn sản xuất lúa truyền thống 35%.

Nông dân tham quan đánh giá giống trên cánh đồng liên kết bao tiêu của Vinarice.

Nông dân tham quan đánh giá giống trên cánh đồng liên kết bao tiêu của Vinarice.

Kết quả của Dự án Vinarice tham gia sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đã được Chính phủ phê duyệt.

Chương trình Dự án TRVC là một phần trong khuôn khổ xây dựng các chuỗi giá trị lúa gạo bền vững mà Vinarice đang hướng đến với mong muốn mang lại cho người nông dân về phương thức canh tác thông minh, phát thải thấp, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.