| Hotline: 0983.970.780

Vinh danh 300 thanh niên nông thôn

Thứ Hai 26/11/2012 , 10:27 (GMT+7)

300 thanh niên nông thôn (TNNT) điển hình đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước, đã được vinh danh và trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ VII năm 2012.

300 thanh niên nông thôn (TNNT) điển hình đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước, đã được vinh danh và trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ VII năm 2012 vừa được tổ chức tại Thanh Hóa. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh đến dự.

Những điển hình

Nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ VII có 300 TNNT tiêu biểu, trong đó 47 thanh niên (TN) các dân tộc thiểu số; 257 TN trực tiếp lao động, SX, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển làng nghề truyền thống, bảo vệ môi trường và xây dựng NTM; đồng thời có đóng góp tích cực vào hoạt động đoàn, hội ở địa phương.

Các mô hình của TNNT nhận giải thưởng năm nay đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng.

Bên lề Festival TNNT lần thứ nhất và lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ VII, chúng tôi đã tranh thủ gặp gỡ, trao đổi với một số TN đến từ khắp các vùng, miền nông thôn trong cả nước. Mỗi điển hình có hoàn cảnh, cách làm, hướng tư duy, sáng tạo khác nhau. Song ở họ có điểm chung, đấy là sức trẻ, sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, lòng quyết tâm với mong muốn làm giàu cho bản thân, gia đình, đóng góp vào công cuộc xây dựng NTM tại địa phương.


Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh (ngoài cùng bên phải) trao thưởng cho TNNT

Nguyễn Quốc Nở (31 tuổi, ấp An Khương A – xã An Điền – huyện Thạnh Phú – Bến Tre) thành công trong mô hình tổng hợp nuôi trồng thủy sản – trồng lúa. Hiện Nở có 2.000 m2 mặt nước nuôi tôm, 2 ha trồng lúa. Nở cho biết buổi đầu bắt tay vào làm khá vất vả. Bởi không có ai trong gia đình hay trong làng xã có kinh nghiệm nuôi tôm để Nở học hỏi kinh nghiệm. Nở tự tìm hiểu trên sách vở, truyền hình.

Thấy Nở ham làm, lãnh đạo xã An Điền cũng như Đoàn Thanh niên xã chú ý, quan tâm, tạo điều kiện để anh được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Dần dần, bằng đồng vốn ít ỏi, Nở đã gây dựng được cơ ngơi khang trang, đầm tôm và cánh đồng lúa bát ngát. Mỗi năm trừ chi phí, Nở thu về 300 triệu tiền lãi.

Tại Festival, đoàn đại biểu của tỉnh Gia Lai được chú ý bởi sự chân chất, mộc mạc trong trang phục truyền thống. Siu Bình là người trẻ nhất đoàn, vừa tròn 22 tuổi. Bình là người dân tộc DaRai, xã Ia Boong (huyện Chư Prông). Bình ấn tượng với người đối diện bởi nước da đen giòn, khỏe mạnh. Đặc biệt, em có đôi mắt to, sáng, cương nghị.

Bình cho biết bà con trong xã đa số là người dân tộc DaRai. Nghèo đói, lạc hậu vẫn còn hiện hữu nơi núi rừng Tây Nguyên quê em. Bình học hết cấp III nhưng thi không đỗ vào trường chuyên nghiệp. Vậy là em ở nhà, lấy vợ. Bố mẹ cho ra ở riêng với mấy sào cà phê. Tối ngày, hai vợ chồng hì hục trong vườn cà phê. Khi đã chắt chiu, dành dụm được ít vốn liếng, cùng với bố mẹ hỗ trợ, vay mượn của anh em, Bình mua thêm rẫy của bà con, thuê máy đào san đất.

Trong khi bạn bè cùng trang lứa lựa chọn những ngành nghề nhàn nhã như giáo viên, kinh tế, tài chính… thì Đỗ Thị Chinh (SN 1981 - quê xã Xuân Minh - huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa) lại chọn ngành nông nghiệp. Gắn bó với người nông dân, với ruộng đồng, Chinh đã gặt hái thành công như chọn tạo giống lúa lai “Thanh ưu 3”, năm 2011 được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia.

Nói thì dễ, nhưng để có được thành quả 1,5 ha cà phê, 3 ha cây cao su là cả chặng đường gian nan mà chàng trai trẻ Tây Nguyên đã vượt qua. Hiện cà phê đã cho thu hoạch, trừ chi phí mỗi năm thu lãi 200 triệu đồng; 3 ha cao su khoảng hơn 1 năm nữa sẽ thu hoạch mủ. Bình là phó bí thư Đoàn xã. Ngoài làm kinh tế gia đình, Bình còn tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương…

Để phát huy sức trẻ

Trao đổi với chúng tôi về định hướng, kế hoạch đẩy mạnh phát triển kinh tế của TNNT, góp phần xây dựng NTM tại địa phương, anh Nguyễn Ngọc Tiến, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa cho biết: “Tỉnh đoàn Thanh Hóa xác định đây là việc làm trọng tâm, xuyên suốt của ĐVTN tỉnh nhà. Trước hết, các cấp đoàn tập trung tuyên truyền để mỗi ĐVTN nhận thức đúng về tầm quan trọng, vai trò, trách nhiệm trong xây dựng NTM.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định Đảng, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ tốt nhất để nông nghiệp - nông dân - nông thôn nói chung và TNNT nói riêng vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương. Trung ương Đoàn cần đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp với các địa phương làm tốt công tác phát hiện và nhân rộng các điển hình làm kinh tế giỏi trong TNNT.

Lựa chọn tiêu chí, phần việc để TNNT tham gia như tiêu chí môi trường, giao thông nội đồng, giao thông liên thôn bản, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai tệ nạn, giảm nghèo trong TN… Cùng với đó, Tỉnh đoàn phối hợp với tỉnh Thanh Hóa, Ngân hàng NN- PTNT, Ngân hàng Chính sách tỉnh hỗ trợ tích cực về vốn cho TN có nhu cầu. Hỗ trợ chuyển giao KHKT, kinh nghiệm làm giàu; xây dựng các mô hình hỗ trợ TN phát triển kinh tế như CLB TN làm kinh tế giỏi, tổ nhóm TN giúp nhau làm kinh tế…”

Dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ghi nhận sáng kiến của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hàng năm đã tổ chức Giải thưởng Lương Định Của nhằm động viên, cổ vũ TNNT xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

TNNT chính là lực lượng nòng cốt, xung kích, đang ngày đêm đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng nông thôn mới. Những gương mặt nhận giải thưởng này là những thanh niên giàu ý chí, nghị lực, đi đầu trong hàng ngũ thanh niên Việt Nam đang nỗ lực vượt khó vươn lên, không cam chịu đói nghèo.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm