| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc chủ động ứng phó diễn biến thời tiết bất thường

Thứ Ba 24/05/2022 , 13:46 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành yêu cầu ngành nông nghiệp và các địa phương chủ động các biện pháp ứng phó với mưa lũ.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành (giữa) kiểm tra công tác ứng trực tại hồ Xạ Hương (Tam Đảo). Ảnh: Bích Phượng.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành (giữa) kiểm tra công tác ứng trực tại hồ Xạ Hương (Tam Đảo). Ảnh: Bích Phượng.

Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập, úng tại một số địa phương, chiều 23/5, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đi kiểm tra công tác ứng phó với ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài tại 2 huyện Tam Đảo và Tam Dương. Cùng đi có đồng chí Trần Thanh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo một số sở, ngành.

Kiểm tra tại các hồ Xạ Hương và Vĩnh Thành, huyện Tam Đảo, ông Lê Duy Thành yêu cầu ngành nông nghiệp và các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, chủ động các biện pháp ứng phó với mưa lũ; thường xuyên kiểm tra mực nước tại các hồ, đập để có phương án điều tiết nước hợp lý; tổng hợp diện tích lúa, hoa màu bị ảnh hưởng do mưa lớn để có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân.

Các công ty TNHH MTV Thủy lợi bố trí nhân lực, vật lực ứng trực 24/24h tại các địa điểm có khả năng xảy ra ngập úng, lắp đặt hệ thống máy bơm dã chiến sẵn sàng bơm tiêu úng.

 
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành kiểm tra tại ngầm tràn Tân Tiến, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo. Ảnh: Bích Phượng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành kiểm tra tại ngầm tràn Tân Tiến, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo. Ảnh: Bích Phượng.

Tại ngầm tràn Tân Tiến, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, chứng kiến nước dâng cao, dòng chảy xiết nhưng không hề có biển cảnh báo nguy hiểm, lực lượng ứng trực mỏng và lượng lớn cây khô, rác thải ùn ứ làm cản trở dòng chảy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND huyện phải  chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thiệt hại về người và tài sản do chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống thiên tai.

Ông Thành đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương bố trí ngay lực lượng dọn dẹp rác, khơi thông dòng chảy; khẩn trương lắp đặt cảnh báo nguy hiểm tại vị trí có nguy cơ mất an toàn và bố trí lực lượng ứng trực 24/24 tại các ngầm tràn qua đường nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.

Ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc  chủ động phá dỡ đoạn kênh Liễn Sơn đoạn qua địa phận xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương để cứu gần 200 ha lúa sắp thu hoạch. Ảnh: Bích Phượng.

Ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc  chủ động phá dỡ đoạn kênh Liễn Sơn đoạn qua địa phận xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương để cứu gần 200 ha lúa sắp thu hoạch. Ảnh: Bích Phượng.

Kiểm tra tại kênh chính Liễn Sơn, đoạn qua xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, ông Lê Duy Thành cũng ghi nhận, đánh giá cao ngành nông nghiệp đã có giải pháp quyết liệt, chủ động phá dỡ một đoạn kênh ngay trong sáng 23/5 để kịp thời tiêu úng cho gần 200ha lúa của nhân dân đang đến kỳ thu hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý trong thời gian tới, thời tiết  diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều đợt mưa, giông bão có thể xảy ra, vì vậy, ngành nông nghiệp cần phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác dự thính, dự báo, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước những diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và duy trì ổn định sản xuất trong mọi tình huống.

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

8 con bò bị sét đánh chết sau trận mưa lớn

Quảng Bình Trận mưa lớn kèm sét đã đánh chết 8 con bò của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyến ở thành phố Đồng Hới.

Những kiếp người sống chui: [Bài 1] Phận đời trôi nổi ven sông

'Ba không' - không điện, không nước, không định danh - là cuộc sống suốt gần 40 năm qua của người dân xóm ngụ cư ven sông Hồng, hay còn gọi là 'xóm Phao'.