| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê:

Đầu tư nguồn vốn phải hiệu quả mang lại giá trị cho ngành cà phê

Thứ Tư 16/09/2020 , 16:33 (GMT+7)

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại hội nghị Giao ban thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án VnSAT - hợp phần cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên.

Ngày 16/9, Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị Giao ban thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) - hợp phần cà phê" của 5 tỉnh Tây Nguyên. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh dự và chỉ đạo hội nghị.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo báo cáo của Dự án VnSAT, tính đến cuối tháng 8/2020, dự án đã hỗ trợ thành lập và củng cố hoạt động của 185 tổ chức nông dân ở 5 tỉnh Tây Nguyên, đạt 114% so với mục tiêu cuối cùng là 162 tổ chức nông dân và đào tạo hơn 40.000 hộ nông dân về sản xuất cà phê bền vững. Đến tháng 6/2020, diện tích cà phê sản xuất bền vững đã đạt 36.266 ha (hơn 90,7% so với mục tiêu cuối cùng của dự án là 40.000 ha).

Tổng số hộ thực hiện tái canh cà phê đạt hơn 20.000 hộ, tương ứng với  hơn 18.000 ha; trong đó có 3.611 hộ đã được vay vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Dự án cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công với việc nâng cấp 11 vườn ươm nhà nước, 21 vườn ươm tư nhân và công nhận 51 vườn ươm, hỗ trợ xét nghiệm đất cho tất cả các khu vực có kế hoạch tái canh và trồng mới cà phê. Các vườn ươm được nâng cấp đã cung cấp ra thị trường hơn 5,1 triệu cây giống đảm bảo chất lượng cho tái canh 5.000 ha cà phê.

Dự án đã đầu tư 176 tỷ đồng để nâng cấp sở sở hạ tầng và 16 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ chế biến cà phê chất lượng cao cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã.

Lũy kế từ đầu dự án đến tháng 8/2020, 5 tỉnh Tây Nguyên giải ngân tổng số 380 tỷ đồng; trong đó, vốn ODA là 280 tỷ đồng (đạt 47% so với kế hoạch tổng thể), vốn đối ứng là 71 tỷ đồng (đạt 37% so với kế hoạch tổng thể), vốn tư nhân là 28 tỷ đồng.

Trong 4 tháng cuối năm, dự án sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo tập huấn sản xuất cà phê bền vững cho hơn 6.000 hộ và tái canh cà phê bền vững cho khoảng 2.000 hộ. Đưa vào sử dụng các tiểu dự án tưới tiết kiệm cho tổ chức nông dân, hợp tác xã liên kết.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ “Thí điểm quy hoạch cảnh quan cà phê” để tiến hành trình Bộ nghiệm thu, phê duyệt trong tháng 10/2020, làm căn cứ triển khai tại địa phương. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam” để trình Bộ nghiệm thu, phê duyệt trước 31/12/2020.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Ban quản lý VnSAT Trung ương đề nghị các tỉnh Tây Nguyên khẩn trương hoàn thành đề xuất gửi Ban quản lý dự án VnSAT trước ngày 20/9 để Ngân hàng Thế giới thông qua. Các địa phương cũng cần lưu ý đến vấn đề an toàn xã hội và đền bù tái định cư, nếu không làm tốt thì sẽ vướng mắc với nhà tài trợ dẫn đến dự án bị chậm tiến độ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm cà phê tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm cà phê tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Hiến cũng cho biết, lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh cần tiếp tục kiến nghị với tỉnh xem xét giảm bớt các thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định phê duyệt dự án. Thời gian thực hiện dự án con rất ít (đến 31/12) để xây dựng các vườn cà phê cảnh quan và cà phê đặc sản nên đề nghị Cục Trồng trọt hỗ trợ quyết liệt để hoàn thành.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã biểu dương các địa phương đã cơ bản đáp ứng được việc giải ngân từ dự án VnSAT, đặc biệt về vấn đề tín dụng. 5 tỉnh Tây Nguyên nhờ nguồn vốn hỗ trợ để có thể sản xuất cà phê chất lượng, bền vững.

Hiện vấn đề quan trọng nhất trong thời gian tới là phải giải ngân hết kinh phí còn lại, nói thì rất dễ nhưng khi triển khai thì không đơn giản. Thứ trưởng nhấn mạnh, không được giải ngân tiền bằng mọi giá, đầu tư nguồn vốn phải hiệu quả mang lại giá trị cho ngành cà phê. Được biết các địa phương có danh mục đầu tư rồi nhưng để được phê duyệt thì phải cụ thể hóa.

Thứ trưởng đề nghị Ban quản lý dự án VnSAT quyết liệt hướng dẫn các địa phương để trình Hội đồng nhân dân tỉnh vào cuối năm cho kịp tiến độ giải ngân. Đối với việc đầu tư vườn cà phê cảnh quan và cà phê đặc sản phải hoàn thành giải ngân trước 30/12.

Một vấn đề khác cũng được Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý là công tác tuyên truyền, đây là việc làm rất quan trọng. Vừa qua Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tuyên truyền rất tích cực cho dự án VnSAT, đưa những mô hình tốt của các HTX, hộ nông dân tại các địa phương trong việc sản xuất và tái canh cà phê. Trong thời gian tới, Báo Nông Nghiệp Việt Nam tiếp tục phối hợp với Ban dự án VnSAT để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền cho ngành hàng cà phê phát triển theo hướng bền vững.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm