| Hotline: 0983.970.780

Vợt châu chấu, thu 60 triệu đồng/tháng

Thứ Sáu 01/06/2012 , 13:18 (GMT+7)

Tưởng chừng bắt châu chấu là nghề vất vả và thu nhập thấp. Tuy nhiên với nhu cầu thức ăn cho chim ngày càng tăng cao, những người làm nghề này đang hốt bạc với thu nhập 60 triệu đ/tháng.

Tưởng chừng bắt châu chấu là nghề vất vả và thu nhập thấp. Tuy nhiên với nhu cầu thức ăn cho chim ngày càng tăng cao, những người làm nghề này đang hốt bạc với thu nhập 60 triệu đ/tháng.

Bất chấp kinh tế khó khăn, chưa khi nào phong trào chơi chim tại thủ đô Hà Nội lại nở rộ như hiện nay. Dạo một vòng qua các con phố như Tăng Bạt Hổ, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám… hàng loạt cửa hàng mua bán chim và các vật dụng, phụ kiện liên quan mọc lên “như nấm sau mưa”.

Vợ chồng anh Yên loại châu chấu đem đi bán tại phố chim cảnh

Anh Hùng (Xuân La, Tây Hồ), người chơi chim gần chục năm nay cho biết: “Chơi chim có cái thú riêng của nó cũng giống như chơi chó Ngao cá cảnh, mặc dù tốn kém không nhỏ. Ngày xưa chỉ có các cụ già mới chơi chim thì nay thanh niên chơi chim là chủ yếu”.

Số người chơi chim tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về mồi ăn cũng tăng theo. Các sản phẩm tươi sống như: sâu tươi các loại, dế, trứng kiến… đặc biệt là châu chấu tươi trở thành mặt hàng hút khách, thậm chí “cháy hàng” mỗi khi vào mùa cao điểm (từ tháng 4 tới tháng 10).

Đưa sản phẩm ra ...thị trường

Nói ít ai tin, tuy nhiên đây là sự thật. Anh Yên ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội là một trong những người "hốt bạc" điển hình nhờ nghề bắt châu chấu tươi và bỏ mối cho các cửa hàng bán mồi chim trên phố Tăng Bạt Hổ.

Mỗi ngày, Anh Yên dành ra 3 tiếng (3h đến 6h sáng) để đi vợt châu chấu ở các bãi cỏ đã được anh “khảo sát” kỹ lưỡng từ chiều hôm trước. Một cân châu chấu “đổ” cho các đại lý có giá 400.000 đồng, các túi nhỏ từ 20 - 30 con giá 10.000 đồng. Mỗi ngày anh Yên bán được 5kg châu chấu tươi và thu được 2 triệu đồng. “Mỗi vụ “săn” chỉ kéo dài trong khoảng nửa năm, nhưng nếu tận dụng được thời gian “rảnh rỗi” thì đó có thể là nguồn thu nhập chính. Ai làm chăm chỉ, thì trời cũng chẳng phụ công”, anh Yên cho biết.

Huy động cả gia đình cùng tham gia đóng gói sản phẩm

Để đáp ứng nhu cầu mua châu chấu ngày một lớn, nhiều gia đình nơi đây đã tận dụng nhân công lúc nông nhàn để đi bắt châu chấu. Tuy nhiên “Không phải ai vác vợt đi là cũng có thể bắt được châu chấu. Nếu có mẹo, chỉ cần quan sát cọng cỏ đầu bờ xuất hiện vết răng cắn nham nhở, không nguyên vẹn là biết ngay châu chấu có cả đàn. Phải đợi tới khi trời tối, sương xuống nhiều, làm cánh châu chấu ngấm nặng nước, khó lòng mà bay được... lúc đấy tha hồ mà bắt”, ông Lộc, một gia đình có nhiều đời chuyên bắt châu chấu tại Cổ Loa, Đông Anh chia sẻ. Thời gian đầu khi theo nghề này, ông chỉ nghĩ đây là “nghề tay trái” trong lúc nông nhàn. Nhưng tới nay nó đã trở thành nguồn thu nhập chính, nuôi sống cả gia đình ông.

Giao châu chấu cho các chủ cửa hàng kinh doanh chim cảnh

Dù có thu nhập “ổn định” như thế nào đi nữa, người dân Cổ Loa vẫn có những nỗi niềm. Trước đó, để diệt nạn châu chấu, người dân nơi đây hay ở bất cứ đồng quê nào khác đều phải sử dụng hóa chất phun khắp cánh đồng... Giờ thì khác, người “săn” châu chấu Cổ Loa chỉ ước gì cánh đồng nào cũng nhiều chấu như xưa.

Theo 24h.com

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm