| Hotline: 0983.970.780

VRG phát triển bền vững vì lợi ích cộng đồng

Thứ Ba 21/05/2024 , 13:54 (GMT+7)

VRG luôn kiên định trên hành trình phát triển bền vững khi xây dựng chiến lược 'xanh' làm nền tảng.

Những cánh rừng cao su xanh ngút ngàn của VRG.

Những cánh rừng cao su xanh ngút ngàn của VRG.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) hiện có 101 công ty con và 16 công ty liên kết, sản xuất kinh doanh 5 ngành nghề chính: Trồng, chế biến, kinh doanh cao su; Chế biến gỗ; Sản phẩm công nghiệp cao su; Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tổng diện tích cao su của Tập đoàn là 407.800ha, trong nước gần 293.250ha, Vương quốc Campuchia gần 87.892 ha và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên 26.661ha. Tập đoàn có 59 nhà máy và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 636.400 tấn/năm.

Mỗi năm, Tập đoàn sản xuất bình quân hơn 500.000 tấn cao su các loại. Tập đoàn không chỉ là một đơn vị kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của nước nhà, mà còn là một đối tác kinh doanh uy tín và đầy tiềm năng ở hơn 70 quốc gia, trong đó có nhiều khách hàng lớn là những nhà phân phối cao su hàng đầu thế giới.

Đối với lĩnh vực công nghiệp cao su, Tập đoàn hiện có 5 công ty sản xuất sản phẩm công nghiệp, với các sản phẩm: Lốp xe mang thương hiệu ★★★ VRG; nệm, gối cao su; bóng thể thao các loại; găng tay; chỉ sợi cao su; dây chuyền băng tải…

Các sản phẩm này đang khẳng định được uy tín trên thị trường, được khách hàng trong nước và quốc tế tin cậy. Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, hợp tác sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su khác mà Tập đoàn có lợi thế và tiềm năng.

Công nhân khai thác mủ cao su.

Công nhân khai thác mủ cao su.

Lĩnh vực chế biến gỗ là thế mạnh của Tập đoàn nhờ vào nguồn lực lớn về đất đai để phát triển trồng rừng nguyên liệu bền vững. Tập đoàn có 18 nhà máy sản xuất với tổng công suất thiết kế khoảng 1,2 triệu m3/năm.

Các sản phẩm gỗ chủ yếu của Tập đoàn gồm sơ chế, ghép tấm, tinh chế và gỗ ván sợi MDF. Với tổng sản lượng gỗ các loại thực hiện hàng năm 1,3 triệu m3. Hiện, Tập đoàn cung cấp khoảng 50% nhu cầu gỗ MDF của Việt Nam và chiếm 30% thị trường gỗ phôi cao su.

Công nhân nhà máy chế biến cao su thuộc VRG.

Công nhân nhà máy chế biến cao su thuộc VRG.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng là một định hướng phát triển chiến lược của Tập đoàn nhằm tận dụng nguồn đất dồi dào, tăng hiệu quả sử dụng đất. Tập đoàn đã, đang chuyển một số diện tích đất trồng cao su có điều kiện phù hợp, thuận tiện giao thông, gần nguồn nước sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp đang được Tập đoàn đẩy mạnh phát triển. Tập đoàn đang đầu tư vào 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, với 16 dự án, tổng diện tích hơn 7.400ha, nằm tập trung tại các tỉnh/thành: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Gia Lai.

Sản phẩm bóng thể thao Geru Star của VRG.

Sản phẩm bóng thể thao Geru Star của VRG.

VRG đưa ra kế hoạch năm 2024, doanh thu và thu nhập khác đạt 24.999 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2023; lợi nhuận trước thuế 4.104 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2023; lợi nhuận sau thuế 3.437 tỷ đồng, tăng 0,9% so với năm 2023.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Tập đoàn luôn chú trọng quan tâm chăm lo đời sống trên 83.000 người lao động ở khắp các vùng miền trải dài cả nước, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, VRG làm tốt trong công tác an ninh quốc phòng, an sinh xã hội trong và ngoài nước.

Trong quá trình hoạt động, VRG luôn kiên định trên hành trình phát triển bền vững khi xây dựng chiến lược “xanh” làm nền tảng, gắn liền với 3 trụ cột: Phát triển kinh tế - Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội - Bảo vệ môi trường.

Khu Công nghiệp Bắc Đồng Phú trực thuộc VRG.

Khu Công nghiệp Bắc Đồng Phú trực thuộc VRG.

Những nỗ lực liên tục vì môi trường, kinh tế và xã hội giúp các công ty trực thuộc Tập đoàn nhiều năm liền được vinh danh Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam (CSI). Năm 2019, Tập đoàn có 10 đơn vị được công nhận trong Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam. Đến năm 2020 tăng lên 14 đơn vị, năm 2021 có 20 đơn vị, năm 2022 có 18 đơn vị và năm 2023 có 18 đơn vị.

Với vai trò tiên phong và điển hình trong việc phát triển bền vững ngành cao su, thời gian qua, Tập đoàn đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các giải pháp công nghệ mới song hành để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn, nhanh hơn.

Đặc biệt, trong lộ trình thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050, giảm lượng khí thải từ nguyên vật liệu nông nghiệp thông qua việc áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh là một trong những điều quan trọng mà VRG đang theo đuổi.

Tiếp nối truyền thống hào hùng 95 năm của Ngành cao su Việt Nam (28/10/1929 - 28/10/2024), dù trải qua bao thăng trầm biến đổi, dòng nhựa trắng cao su - dòng chảy cuộc sống vẫn luôn tuôn chảy, không ngừng được bồi đắp và kết tinh thành những giá trị truyền thống đặc sắc của ngành cao su, hòa vào dòng chảy của thời cuộc, của dân tộc, của đất nước, tạo thành sức mạnh trường tồn.

Xem thêm
Nhập cherry hữu cơ New Zealand phục vụ thị trường Tết

TP.HCM Ngày 9/1, tại Lãnh sự quán New Zealand tại TP.HCM diễn ra lễ ký kết MOU giữa Klever Fruit và RD8 về việc phát triển cherry hữu cơ New Zealand tại Việt Nam.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.