| Hotline: 0983.970.780

Vụ báo cáo 'sót' 16 cây gỗ: Trần tình của Hạt Kiểm lâm Bá Thước

Thứ Hai 09/03/2020 , 17:00 (GMT+7)

Việc Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước (Thanh Hóa) báo cáo “sót” 16 cây gỗ trong vụ phá rừng lim làng Đô, xã Thiết Ống khiến dư luận băn khoăn.

Theo bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Thiết Ống năm 1997, ông Bùi Văn Biên sở hữu lô 11, khoảnh 2, tiểu khu 304 (vùng đánh dấu đỏ) chứ không phải lô 35, khoảnh 3. Ảnh: Võ Dũng.

Theo bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Thiết Ống năm 1997, ông Bùi Văn Biên sở hữu lô 11, khoảnh 2, tiểu khu 304 (vùng đánh dấu đỏ) chứ không phải lô 35, khoảnh 3. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Phạm Bá Loan, Phó Chủ tịch UBD xã Thiết Ống cho hay, theo biên bản kiểm tra của lực lượng chức năng vào ngày 7/2, điểm khai thác gỗ tại làng Đô, chủ rừng là ông Bùi Văn Biên, thuộc lô 35, khoảnh 3, tiểu khu 304. Nay ông Biên đã mất, con trai là Bùi Văn Tùng đang sử dụng. Thế nhưng, theo hồ sơ giao đất giao rừng thì ông Bùi Văn Biên lại sở hữu lô 11, khoảnh 2, tiểu khu 304.

Theo ông Loan, thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận 18 cây gỗ bị chặt với tổng khối lượng gỗ, cành, ngọn trên 5m3.

Trong đó, riêng gỗ tròn có khối lượng 1,696m3 (11 cây gỗ lim có khối lượng 1,256m3). Thời điểm giao, hiện trạng rừng là đất trống đồi trọc, không có rừng, người dân sau đó cải tạo trồng luồng phát triển kinh tế, trong đó có một số cây gỗ lim.

Lim là lâm sản đặc hữu xứ Thanh, đã có nhiều dự án bảo tồn phát triển nhưng vẫn bị khai thác tại huyện Bá Thước. Ảnh: Võ Dũng.

Lim là lâm sản đặc hữu xứ Thanh, đã có nhiều dự án bảo tồn phát triển nhưng vẫn bị khai thác tại huyện Bá Thước. Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, dư luận băn khoăn, liệu sau 23 năm kể từ thời điểm giao “đất trống, đồi trọc” cho người dân thì liệu những cây lim mới trồng có phát triển nhanh để đạt đường kính 20-80cm không? Và liệu, việc Hạt Kiểm lâm Bá Thước báo cáo “sót” 16 cây gỗ có gì uẩn khúc?

Về vấn đề này, ông Đỗ Đình Huy, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bá Thước khẳng định, điểm khai thác gỗ là rừng trồng: “Theo bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Thiết Ống thời điểm giao đất, giao rừng năm 1997, lô 11, khoảnh 2 thuộc sở hữu của ông Bùi Văn Biên. Còn lô 35, khoảnh 3, tiểu khu 304 là căn cứ theo bản hiện trạng rừng năm 2019. Thực ra, hai vị trí xác định trên bản đồ trên là một và đó là đất rừng sản xuất, thời điểm giao là đất trống (?)”.

Rừng lim cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh Võ Dũng.

Rừng lim cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh Võ Dũng.

Cũng vì lý do đất được giao là đất trống nên theo ông Huy, việc gia đình ông Tùng khai thác, căn cứ theo Thông tư 27/2018/TT- BNNPTNT là hợp pháp. Nhưng cái sai của gia đình ông Tùng là không lập bảng kê lâm sản.

“Cái sai của gia đình ông Tùng là sau khi khai thác đã không lập bảng kê lâm sản nên bị lập biên bản vi phạm, xử phạt 750 nghìn đồng, sau đó trả lại lâm sản cho chủ rừng. Sau khi kiểm kê 18 cây gỗ bị chặt, gia đình ông Tùng vẫn tiếp tục khai thác nên hạt chưa thống kê được chứ không phải báo cáo thiếu. Chúng tôi đã nhắc nhở gia đình tiếp tục làm bảng kê số lâm sản vừa khai thác”, vẫn lời ông Huy.

Về việc sau 23 năm, kể từ ngày giao “đất trống” cho gia đình ông Tùng lại có những cây lim đường kính lớn như vậy, ông Huy lý giải, thời điểm giao đất giao rừng ghi là đất trống nhưng có thể gia đình họ đã trồng hoặc có những cây lim mọc phân tán trước đó nhưng chưa đủ yếu tố thành rừng (?).

Liên quan đến vụ khai thác rừng lim tại làng Đô, mới đây, UBND huyện Bá Thước đã vào thực tế hiện trường và ghi nhận có 34 cây gỗ bị chặt chứ không phải 18 cây như Hạt Kiểm lâm Bá Thước báo cáo. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cũng cho biết sẽ chỉ đạo Phòng Thanh tra pháp chế kiểm tra lại hồ sơ, cần thiết sẽ thành lập đoàn công tác đến kiểm tra thực địa tại hiện trường.

Lim, đặc biệt lim xanh là lâm sản đặc hữu xứ Thanh. Trong những năm qua, UBND tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức đã có nhiều dự án bảo tồn, phát triển loài cây này. Tuy nhiên, thực trạng khai thác rừng lim tại Bá Thước trong thời gian qua là thực trạng rất đáng báo động.

Liên quan đến các vụ phá rừng trên địa bàn huyện Bá Thước, tháng 12/2019, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã quyết định kỷ luật hàng loạt cán bộ kiểm lâm. Trong đó, ông Lê Duy Ngợi - Hạt trưởng, ông Đào Đình Huy - Hạt phó, ông Phạm Văn Dũng - phụ trách Trạm Kiểm lâm Điền Lư và phụ trách địa bàn xã Điền Thượng đều bị hình thức kỷ luật cảnh cáo. UBND huyện Bá Thước cũng có hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm và kỷ luật đối với một loạt cán bộ huyện, xã để xẩy ra tình trạng phá rừng.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Bình luận mới nhất