| Hotline: 0983.970.780

Vụ Formosa: 'Không thể lên báo nói mấy câu chống chế là xong'

Thứ Năm 04/08/2016 , 20:28 (GMT+7)

“Không thể ông lên báo nói mấy câu chống chế là xong việc. Cứ để kiểm tra làm rõ. Anh nói: “Tôi ký 12 bộ, ngành đã đồng ý”. Vậy thì để kiểm tra. Luật quy định 50 năm nhưng đặc biệt là 70 năm, trường hợp này có đặc biệt hay không, phải có căn cứ”, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nói về vụ Formosa.

Sáng 4/8, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp xúc với cử tri các quận Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.

"Nên đóng cửa dự án Formosa"

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đặng Vân (trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) cho rằng cần phải giải quyết dứt điểm dự án Formosa gây ô nhiễm môi trường biển.

“Phải làm rõ những vấn đề: Ai duyệt dự án này? Ai cho phép dự án đến 70 năm? Cái này có phải là “tiền trảm hậu tấu” không? Bởi theo quy định chỉ được phép 50 năm. Có nên cho dự án này tiếp tục tồn tại không? Bởi ảnh hưởng của môi trường biển không chỉ một vài năm mà nhiều năm. Ai sẽ đảm bảo những năm sau họ không xả thải ra môi trường biển nữa?”, cử tri Vân đặt hàng loạt câu hỏi.

Cũng theo cử tri Vân, việc đề nghị chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân, người dân không đồng ý. Ngư dân thì phải bám biển. Bây giờ không bám biển thì đi đâu?


Cử tri Đặng Vân kiến nghị những vấn đề liên quan đến sự cố môi trường biển của Formosa

“Chúng tôi đề nghị đảm bảo cho ngư dân được đánh bắt an toàn chứ không thể để tàu Trung Quốc xô đuổi, bắt bớ và thiệt hại rất nhiều tài sản”, ông Vân nói.

Ông Vân cũng rất cảm ơn cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh đã từng từ chối những dự án lớn gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo cử tri Nguyễn Mậu Dự (trú phường An Hải Đông, quận Sơn Trà), vụ Formosa của Hà Tĩnh và vấn đề an toàn thực phẩm là tội ác. Tội ác không phải giết một người mà là làm hại nhiều người, hàng triệu người; không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ.

“Đề nghị Quốc hội hình sự hóa các vấn đề an toàn thực phẩm và hình sự hóa tất cả các vấn đề môi trường kiểu như Formosa. Và đề nghị Quốc hội theo dõi vấn đề được coi như quả bom nổ chậm giống như Formosa là bô-xít ở Tây Nguyên. Vấn đề bùn đỏ cũng là Formosa thứ 2”, cử tri Dự nói.

Cử tri Lê Tưởng (trú phường Mỹ An) cho biết, rất nhiều ý kiến của người dân nói cấp phép 70 năm cho Formosa là không đúng.

Theo cử tri Tưởng, có điều luật cho những dự án vô cùng lớn và vùng vô cùng khó khăn. Nhưng mà không có điều luật nào cho phép anh mời một nhà đầu tư mà rất nhiều nước trên thế giới đã cảnh giác. Mời họ vào Việt Nam mình để họ tàn phá môi trường Việt Nam. "70 năm, ngay từ đầu họ đã vi phạm luật môi trường của Việt Nam. Vậy thì trong những năm còn lại họ cũng sẽ tìm cách vi phạm. Theo tôi nên đóng cửa dự án này".

Còn cử tri Nguyễn Quang Thanh (trú phường thuận phước, quận Hải Châu) đặt câu hỏi: Nếu chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân để giải quyết hậu quả của Formosa thì ngư dân làm nghề gì? Cải thiện môi trường biển khi nào xong? Nếu họ vi phạm một lần nữa thì chúng ta xử lý như thế nào?

 

Sự cố Formosa là bài học lớn

Trả lời các ý kiến của các cử tri, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cho rằng phải giải quyết dứt điểm sự cố môi trường do Formosa gây ra.

“Có thể nói đây là một sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Khắc phục hậu quả rất gian truân, rất vất vả. Suốt từ Vũng Áng vào đến Lăng Cô”, ông Huynh nói.

Về việc chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân, theo ông Huynh chỉ chuyển cho một bộ phận thôi chứ không thể chuyển hết. Cho nên một mặt chúng ta phải đấu tranh với Formosa, buộc Formosa phải nhận trách nhiệm, cúi đấu xin lỗi và phải bồi thường, cam kết không vi phạm nữa.

Theo ông Huynh, từ số tiền bồi thường của Formosa sẽ phân bổ để khôi phục lại môi trường, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp.

Ông Đinh Thế Huynh trả lời các cử tri tại buổi tiếp xúc

 

Chúng ta cũng buộc Formosa phải thay đổi, hoàn thiện bộ phận xả thải để chúng ta kiểm soát, không để Formosa tiếp tục xả thải ra môi trường. Nếu vi phạm thì đóng cửa.

Còn bây giờ điều gì Formosa cam kết thì phải thực hiện và phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Liên tục các đoàn của các bộ, ngành vào cuộc kiểm tra. Vừa rồi đã phát hiện thêm vụ chôn chất thải ở Kỳ Anh, rồi chở chất thải ra Phú Thọ và phát hiện sai phạm của Formosa ở Đồng Nai.

“Sự cố Formosa là bài học lớn, đau xót, cay đắng để chúng ta không được quên rằng phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với bảo vệ môi trường”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Ông Huynh cho biết chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là rà soát lại, kiểm tra toàn bộ quá trình cấp phép, quá trình phê duyệt dự án, đặc biệt là phê duyệt hệ thống xả thải. Ai vi phạm thì xử lý.

“Không thể ông lên báo nói mấy câu chống chế là xong việc. Cứ để kiểm tra làm rõ. Anh nói: “Tôi ký 12 bộ, ngành đã đồng ý”. Vậy thì để kiểm tra. Luật quy định 50 năm nhưng đặc biệt là 70 năm, trường hợp này có đặc biệt hay không, phải có căn cứ”, ông Huynh nói.

Về bồi thường, hỗ trợ ngư dân, theo ông Huynh, Chính phủ đã giao cho các bộ ngành lập phương án cho thỏa đáng, công bằng. Tránh trường hợp người bị thiệt hại lại không được hỗ trợ.

(Dân trí)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm