| Hotline: 0983.970.780

Vụ mùa, hè thu phía Bắc: Không để 'chiêm chết khô, mùa chết úng'

Thứ Tư 25/05/2022 , 18:09 (GMT+7)

Do thời gian sinh trưởng, thu hoạch lúa đông xuân phía Bắc bị kéo dài, việc triển khai vụ mùa - hè thu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cập rập.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, điều kiện thời tiết bất thường đã và đang hưởng không nhỏ đến năng sinh trưởng và phát triển của lúa đông xuân phía Bắc. Một số diện tích lúa gieo cấy sớm, lúa phân hóa đòng, trỗ sớm gặp điều kiện nhiệt độ thấp nên năng suất bị ảnh hưởng. Đặc biệt, do các đợt không khí lạnh muộn và kéo dài đã làm thời gian thu hoạch lúa chậm hơn so với vụ đông xuân năm trước từ 7 - 10 ngày.

Việc triển khai vụ hè thu, vụ mùa 2022 tại các tỉnh phía Bắc đang gặp nhiều khó khăn do vụ đông xuân bị kéo dài hơn mọi năm. Ảnh: Tâm Phùng.

Việc triển khai vụ hè thu, vụ mùa 2022 tại các tỉnh phía Bắc đang gặp nhiều khó khăn do vụ đông xuân bị kéo dài hơn mọi năm. Ảnh: Tâm Phùng.

Đối với các tỉnh vùng ĐBSH và Trung du Miền núi phía Bắc, hiện lúa đông xuân đang ở giai đoạn chín sữa - chắc xanh. Một số diện tích gieo cấy muộn khu vực niền núi đang ở giai đoạn làm đòng - trỗ. Thời tiết âm u kéo dài đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của các trà lúa. Bên cạnh đó, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại như đạo ôn cổ bông, rầy, sâu đục thân, lem lép hạt

Tại các tỉnh Bắc Trung bộ, hiện đã thu hoạch được khoảng 280.000 ha lúa đông xuân, còn gần 80.000 ha chưa thu hoạch; năng suất toàn vùng ước giảm khoảng 4,1 tạ/ha, sản lượng giảm khoảng 150.000 tấn so với vụ đông xuân năm trước. Thời tiết mưa lớn kéo dài cũng đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa ở vùng này, nếu không thu hoạch kịp thì lúa có thể bị mọc mầm trên bông, đặc biệt đối với những giống có vỏ trấu mỏng.

Vụ đông xuân phía Bắc kéo dài cũng đang khiến việc triển khai gieo cấy vụ mùa - hè thu tại các tỉnh phía Bắc gặp khó khăn về lịch thời vụ. Trong khi đó, dự báo lượng mưa tại Bắc Bộ có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ tháng 7 - 9/2022. Điều này có thể đẩy nguy cơ bất lợi cho vụ mùa - hè thu ở các tỉnh phía Bắc ở cuối vụ do có thể gặp mùa mưa bão gây ngập úng cục bộ, đặc biệt ở những vùng đất thấp, không chủ động tiêu thoát nước ở các tỉnh miền Trung. 

Cục Trồng trọt khuyến cáo thu hoạch lúa đông xuân đến đâu làm đất vùi sâu gốc rạ đến đó để kịp thời gieo cấy vụ mùa, vụ hè thu 2022. Ảnh: TL.

Cục Trồng trọt khuyến cáo thu hoạch lúa đông xuân đến đâu làm đất vùi sâu gốc rạ đến đó để kịp thời gieo cấy vụ mùa, vụ hè thu 2022. Ảnh: TL.

Trước thực tế đó, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương phía Bắc cần thực hiện nguyên tắc gieo cấy vụ mùa - hè thu 2022 với phương châm “càng sớm càng tốt”. 

Về chuẩn bị đất cấy, thu hoạch lúa đông xuân đến đâu làm đất vùi sâu gốc rạ đến đó, giữ nước trên ruộng, tránh mất nấm, nên bón thêm vôi bột hoặc một số chế phẩm sinh học để tăng cường phân hủy rơm rạ, hạn chế nguồn sâu bệnh hại và tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa sau cấy.

Áp dụng các biện pháp canh tác nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa để thu hoạch sớm, tránh bị ngập lụt cuối vụ. Bón phân theo phương châm "nặng đầu nhẹ cuối", bón cân đối, sử dụng các loại phân bón tổng hợp thay cho phân đơn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật để tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Sử dụng các chế phẩm hữu cơ vi sinh, phân vi lượng bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất cây trồng.

Các địa phương phía Bắc cần có kế hoạch điều tiết nguồn nước tốt, đảm bảo đủ nước cho gieo cấy vụ mùa - hè thu, chăm sóc đảm bảo lúa sinh trưởng phát triển tốt và trỗ an toàn. Điều tiết nước ở vụ mùa theo phương châm “rút cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng” tránh tình trạng “chiêm chết khô, mùa chết úng”…

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất