| Hotline: 0983.970.780

Vụ san lấp đất ruộng để bán nền: Yêu cầu trả lại hiện trạng

Thứ Năm 06/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Ông Phan Trung Tường, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) vừa ký công văn số 547/UBND-TNMT gửi hai ông Nguyễn Công Tiến, Phạm Minh Sỹ (cùng trú tại tổ 3, phường Thống Nhất, TP Pleiku) yêu cầu khắc phục việc đổ đất, san gạt trên đất trồng lúa.

15-16-51_nh_hien_truong_vu_viec_1
Hiện trường vụ việc.

Theo công văn này, cơ quan chức năng xác định, 2 ông đã san lấp đất trồng lúa tại cánh đồng Ia Chor, xã Ia Đêr. Hiện trạng: nền san lấp chủ yếu là đất trồng lúa, một số diện tích nhỏ có trồng chuối; chiều cao đất đổ san lấp trung bình từ 0,3 - 0,5 m so với nền đất cũ. Việc thực hiện san lấp của hai ông chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, không có giấy tờ hợp pháp.

Hành vi san lấp đất trên đã làm biến đổi địa hình, thay đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, là hành vi hủy hoại đất (quy định tại khoản 25 điều 3 Luật Đất đai) và thuộc những hành vi nghiêm cấm (quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013) nên cần phải được xử lý theo quy định.

Nhằm trả lại trạng ban đầu, UBND huyện Ia Grai yêu cầu các ông Tiến và Sỹ phải khôi phục hiện trạng ban đầu toàn bộ diện tích đã đổ đất san lấp làm biến đổi địa hình, trước ngày 15/6. Nếu quá thời gian quy định, UBND huyện Ia Grai sẽ chỉ đạo các ngành chức năng hoàn thiện hồ sơ, thực hiện quy trình thu hồi đất theo quy định tại khoản b, điểm l, điều 64 Luật Đất đai năm 2013.

Giải thích về lý do không xử phạt vi phạm hành chính đối với hai ông Tiến và Sỹ, ông Đặng Lương Minh Điệp, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Đêr cho biết, căn cứ Nghị định 102/2014/NĐ-CP, tại thời điểm kiểm tra, chỉ thấy những cá nhân này đổ đất, san lấp ruộng chứ chưa xây nhà trái phép, tức là hành vi thay đổi hiện trạng đất. Do vậy, chính quyền không phạt vi phạm hành chính mà buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Trước đó, Báo NNVN phản ánh, thời gian vừa qua, tại khu vực làng Brel, xã Ia Đêr, một số hộ gia đình, cá nhân đã tự ý thực hiện việc san lấp đất trồng lúa khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, làm ảnh hưởng đến sản xuất của một số hộ dân lân cận và thay đổi hiện trạng, mục đích sử dụng đất trên địa bàn.

15-16-51_nh_cong_vn_cu_ubnd_huyen_i_gri
Công văn của UBND huyện Ia Grai.

Đây không phải là lần đầu tiên, mà cách đây khoảng 5 năm, nhiều cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con dân tộc thiểu số, nên mua đất ruộng ở đây với giá dao động từ vài chục đến một trăm triệu đồng/sào sau đó đổ đất, phân nền bán lại với giá thấp nhất là 100 triệu đồng/100m2, tính ra, 1ha đất lúa, nhiều cá nhân kiếm được tiền tỷ dễ như chơi. Thời điểm đó, hoạt động này diễn ra ồ ạt và công khai khiến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình SX của người dân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.