| Hotline: 0983.970.780

Vụ TS đạo văn: Yếu kém về chuyên môn, xấu xa về nhân cách

Thứ Sáu 11/01/2019 , 08:35 (GMT+7)

GS.TS Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐHQG Hà Nội) đã đánh giá như vậy về hành vi đạo văn của TS Nguyễn Xuân Diện, Ủy viên Hội đồng Khoa học - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Hàn lâm KHXHVN.

Đạo văn là ăn cắp

Trao đổi với PV báo NNVN, GS.TS Phạm Hồng Tung thẳng thắn bày tỏ:

“Phải nói ngay rằng tôi chỉ có điều kiện theo dõi vụ việc này qua báo chí và mạng xã hội. Từ những nguồn thông tin đó, có thể nhận định chắc chắn rằng ông TS. Nguyễn Xuân Diện đã đạo văn. Ông Diện cũng đã nhận lỗi đó của mình trên trang facebook của ông, tuy nhiên, sau đó bài đó không thấy đâu nữa.

Có thể thông tin trên mạng xã hội còn có chỗ chưa thật chính xác, nhưng những nhà khoa học trong Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở của ông Diện thì chắc là biết rõ vấn đề. Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXHVN và Viện Nghiên cứu Hán – Nôm thì càng chắc chắn phải nắm chắc, biết rõ mức độ sai phạm, tính chất sai phạm của ông Diện trong vụ việc này.

Tiến sĩ đạo văn Nguyễn Xuân Diện

Trước hết, tôi hoan nghênh Viện Hàn lâm KHXHVN và Viện Nghiên cứu Hán – Nôm đã bước đầu xử lý vụ việc này theo quy định. Hoan nghênh ông Diện đã có động thái nhận lỗi và như báo Tiền Phong (ngày 6/1/2019) cho biết thì ông Diện đã nộp lại số tiền tương ứng với phần công việc mắc lỗi của Đề tài.

Tuy nhiên, đạo văn trước hết là câu chuyện đạo đức. Một người đã đạo văn tức là đã ăn cắp (vừa ăn cắp tiền được cấp từ ngân sách nghiên cứu, vừa ăn cắp tri thức, văn chương của người khác). Vì vậy, phải xử lý người đó theo tội ăn cắp. Nếu ăn cắp nhiều lần thì tội càng nặng và người đó đáng bị xã hội lên án. Một nhà khoa học đã mắc tội đạo văn, dù chỉ một lần, cũng là ô danh rồi.

Tôi xin nhấn mạnh: ông Diện là Tiến sĩ, lại được bổ nhiệm là Nghiên cứu viên cao cấp của một cơ quan khoa học hàng đầu của quốc gia, mà lại không thực hiện nổi một cái đề tài cấp cơ sở, phải đạo văn, thì rất bất thường! Nó cho thấy ông Diện vừa yếu kém về trình độ chuyên môn, vừa xấu xa về nhân cách. Mà đã như vậy thì không xứng đáng là Tiến sĩ, không xứng đáng là Nghiên cứu viên cao cấp!

Còn các vị trí khác, như ủy viên Hội đồng Khoa học của Viện Nghiên cứu Hán – Nôm, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân của Viện đó – tôi nghĩ ông Diện cũng không xứng đáng. Vì vậy, tôi cho rằng lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXHVN và Viện Nghiên cứu Hán – Nôm cần nghiêm túc xử lý vụ việc này. Cần phải xem xét tước bỏ chức danh Nghiên cứu viên cao cấp của ông Diện và các chức vụ, danh hiệu khác.

Đây là cách tốt nhất, cách duy nhất để bảo vệ danh dự, uy tín của Viện Hàn lâm KHXHVN và Viện Nghiên cứu Hán – Nôm. Đây cũng là cách để giúp cho ông Diện tu tâm dưỡng tính, tự mình phấn đấu thêm để sau này ông có có thể đường đường chính chính khẳng định danh dự và uy tín học thuật của mình thông qua kết quả công việc của ông. Rất mong Viện Hàn lâm KHXHVN và Viện Nghiên cứu Hán – Nôm không vì vụ việc này mà đánh mất uy tín của mình. Rất mong ông Diện không vì lỗi lầm nghiêm trọng này mà một lần tự vùi dập danh dự của ông.
 

Nhiều chữ còn đi đạo văn làm gì?

Đó là câu hỏi của ông Brian Wu (Hoa Kỳ). Chia sẻ trên facebook cá nhân (ông đã đồng ý để báo NNVN dẫn lại), ông viết:

“Về vụ thầy Nguyễn Xuân Diện đạo văn.

Vài bạn hỏi mình về vụ này, mình im hoài hổm rày.

Mình im không phải là vì mình chán ngán cho sự học ở Việt Nam gì cả, mà chỉ vì một lý do duy nhất - mình không nghĩ rằng một thầy trong viện Hán Nôm có thể đạo văn, chỉ vậy.

Mình sống ngoài này, tự học Hán Nôm ba xí ba tú, còn chưa dám nói mình là học trò cụ Khổng, vậy mà mình còn biết đạo văn là việc không nên làm. Nên làm thế nào mà thầy Diện trong viện Hán Nôm làm bậy như vậy được nhỉ ? Hành vi đạo văn đáng xấu hổ này, dù chúng ta nói thẳng là đạo văn hay nói khéo là quên dẫn nguồn, chắc không thể nào chỉ là nỗi buồn của viện Hán Nôm, mà còn là nỗi đau của tất cả người Việt, nhất là những người Việt còn nặng lòng với Nho giáo như mình chẳng hạn.

Thầy Diện đã xin lỗi công khai ngoài này rồi, nhưng thầy chưa bao giờ cho chúng ta biết tại sao thầy chữ nhiều đến vậy mà lại cần đi đạo văn làm gì ? Xưa một thầy sĩ phu Hà thành mà mất liêm sĩ đến vậy, chắc là quan Đốc học Hà Nội sẽ nghiêm khắc bắt ra Văn Miếu đánh đòn chứ chẳng chơi.

Dù người ta có chống đối hay biện hộ cho hành động đạo văn này của thầy Nguyễn Xuân Diện trong vụ này, thì sự việc cũng đã để lại dư âm buồn trong lòng mình.

Làm thầy mà như vậy, thật đáng tiếc cho thầy Nguyễn Xuân Diện lắm thay.

Làm người mà như vậy, thật xấu hổ cho một người Việt tên Nguyễn Xuân Diện lắm thay”.

Chúng tôi đã liên hệ với GS.TS Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXHVN để trao đổi về việc xử lý hành vi đạo văn của TS Nguyễn Xuân Diện. Ông Thuấn cho biết, theo phân công chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trực thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN thì Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm sẽ cùng Hội đồng khoa học xử lý sự việc và báo cáo.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm