| Hotline: 0983.970.780

'Vua dúi' giống ở xứ Đoài

Thứ Hai 03/06/2019 , 19:53 (GMT+7)

Dúi là món ăn đặc sản vì thịt thơm ngon, giá thịt dúi luôn ở mức cao, từ 400.000 - 500.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Văn Chiến ở phường Viên Sơn, TX Sơn Tây, Hà Nội đã phất lên nhờ nuôi dúi.

Nhận thấy dúi là động vật dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, chu kỳ nuôi ngắn, nhanh thu hồi vốn, tốn ít nhân công và thời gian chăm sóc, anh Nguyễn Văn Chiến đầu tư nuôi dúi (chuột nứa) cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo anh Chiến, dúi hiếm khi mắc bệnh, lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày của chúng cũng rất ít. Thức ăn của dúi chủ yếu từ phụ phẩm nông nghiệp như ngọn mía, cỏ voi, tre và ngô… Bình quân 1 ngày, dúi trưởng thành tiêu thụ khoảng 200g thức ăn.

Nuôi dúi mang lại giá trị kinh tế cao.

"Đầu tư chuồng nuôi dúi rất đơn giản, có thể tận dụng nhà ở, nhà bếp hoặc chuồng nuôi heo cũ, đảm bảo kín đáo, mưa không dột và không gió lùa. Các ô chuồng nuôi được tận dụng từ gạch lát nền loại, giá rẻ, có kích thước từ 0,5 - 0,6 m quây lại. Vệ sinh chuồng trại cũng không mất thời gian, chỉ cần dọn 2 lần/tuần. Điều đặc biệt ở loài này là phân của chúng không mùi, không gây ảnh hưởng đến môi  trường xung quanh.

Đầu tư chuồng nuôi dúi rất đơn giản.

Sau khi nuôi thử nghiệm, đến nay gia đình Chiến luôn duy trì khoảng 100 con dúi trưởng thành và sinh sản. Chiến cho biết: “Dúi mẹ thường đẻ 3 lứa/năm, mỗi lứa từ 2-3 con. Dúi thương phẩm nuôi khoảng 8 tháng, nặng từ 1,3-1,5kg có thể xuất bán. Hiện giá bán dúi giống khoảng 1,4 triệu đồng/cặp, mỗi năm anh thu nhập khoảng 250-300 triệu đồng.”

Lựa chọn phân khúc thị trường của mình là cung cấp con dúi giống đã thuần hóa.

Anh Chiến xác định, khó khăn nhất trong nuôi dúi hiện nay là việc lựa chọn ra những con giống tốt để sinh sản và tăng quy mô đàn. Vì vậy anh rất chú trọng tới khâu này.

Hiện tại, do diện tích nuôi nhỏ nên số dúi giống mà anh Chiến nuôi được vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường.

Anh Chiến kỳ vọng trong thời gian tới sẽ mở rộng được quy mô sản xuất để cung cấp cho nông dân có nhu cầu.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm