| Hotline: 0983.970.780

Chàng Phó Bí thư đoàn thanh niên xã 'bỏ túi' chục triệu mỗi tháng nhờ nghề tay trái

Thứ Sáu 22/03/2019 , 06:05 (GMT+7)

Anh Lê Đức Lâm (25 tuổi) - Phó Bí Thư đoàn xã Ia Le (Chư Pưh, Gia Lai) - có "nghề tay trái" giúp tăng thu nhập mỗi tháng cả chục triệu đồng...

14-41-59_lm_v_dui
Anh Lâm đang cầm chú Dúi trên tay

Năm 2015, Lâm bỏ gần 20 triệu đồng để mua 11 cặp dúi giống về nuôi thử nghiệm. Do chưa có kinh nghiệm trong khâu chọn giống nên 11 cặp dúi giống toàn là dúi rừng. Quen sống hoang dã ở rừng, ăn thức ăn thiên nhiên từ rừng, được chạy nhảy tự do... giờ về chuồng trại gò bó, lại do người chăm chưa có kinh nghiệm nên 11 cặp dúi giống thì bị chết gần 80%, chỉ còn lại vài con èo uột. 

Rút kinh nghiệm lần thất bại này, Lâm đã bỏ thời gian "tầm sư học đạo", rồi tìm hiểu kỹ hơn về các loại dúi nuôi thông qua sách vở, báo chí và qua mạng, liên hệ nhờ những người có kinh nghiệm chỉ chỗ bán đúng giống để tránh trường hợp như lần trước… Khi đã cảm thấy tự tin, Lâm lại bỏ tiền mua giống nuôi thử nghiệm. Và lần này, chàng trai 25 tuổi đã thành công trong việc nuôi và nhân giống dúi.

Sau thành công từ lần nuôi thử nghiệm này, Lâm mạnh dạn đầu tư, bỏ tiền nhập thêm nhiều cặp giống mới với quy mô lớn hơn. Để đáp ứng với nhu cầu về số lượng cũng như đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt cho các cặp dúi, Lâm đầu tư xây dựng thêm chuồng trại quy mô và kiên cố, khoa học. Chỉ từ 10 con giống ban đầu, đến nay trang trại của Lâm đã nhân rộng con giống lên tới 200- 300 con.

14-41-59_chm_soc_dui
Anh Lâm chăm sóc dúi

Vấn đề bây giờ là tiêu thụ sản phẩm: Lâm tận dụng tất cả các mối quan hệ có thể để giới thiệu, quảng bá sản phẩm dúi giống và dúi thịt của mình, tận dụng cả mạng xã hội Facebook để quảng bá, giới thiệu... Từ đây, đã có nhiều khách hàng tìm đến để hỏi mua con dúi giống và dúi thịt.

“Thật ra, đây chỉ là nghề tay trái thôi. Hiện em đang làm Phó Bí thư đoàn thanh niên xã Ia Le. Còn về ý tưởng nuôi dúi, nó xuất phát từ niềm yêu thích các loại động vật. Trước đây, em chỉ nuôi vài cặp cho vui trong nhà. Tuy nhiên có một lần, ý định kinh doanh lóe lên, em quyết định thử nghiệm để được như ngày hôm nay"- Lâm chia sẻ.

Hiện trại của Lâm đang có 100 con dúi mẹ sinh sản, trọng lượng từ 1,8kg- 2kg mỗi con. Khi dúi được hơn 1kg sẽ cho xuất bán thịt hoặc cho phối giống. Với số dúi hiện có thường xuyên khoảng từ 200- 300 con, (gồm cả dúi giống, dúi thịt và dúi con). Lâm đang cung cấp cho rất nhiều tỉnh thành trên cả nước.

"Cứ một cặp giống bán với giá một triệu đến một triệu hai, còn dúi thịt gần năm trăm ngàn đồng mỗi cân... thì mỗi tháng, em 'bỏ túi' được 10 - 12 triệu đồng"- Lâm vui vẻ nói.

Hỏi về việc mở rộng, phát triển trang trại dúi trong tương lai, Lâm cho biết: “Thịt dúi sạch, thơm ngon nên rất nhiều người thích ăn. Hiện tại nhu cầu mua dúi giống về nuôi và dùng thịt của người dân là rất cao. Trong tương lai thì tại Chư Pưh, em dự định phát triển mô hình chuồng trại với quy mô lớn hơn, đầu tư bài bản hơn. Tiếp đó sẽ tìm địa điểm và mở thêm một trại nuôi dúi nữa tại TP.Pleiku. Em tin là sẽ thành công".

Tôi cũng tin em thành công. Bởi với tuổi trẻ, với nhiệt huyết, với lòng đam mê cháy bỏng của em thì khó có việc gì là không thành công.

14-41-59_dui_sinh_sn_nng_tren_1kg
Những chú dúi rất béo tốt, cân nặng dao động từ 1,8kg- 2kg

 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.