| Hotline: 0983.970.780

Vung tiền tỷ xây mồ cho người chết

Thứ Năm 23/05/2013 , 10:29 (GMT+7)

Trở lại ấp Trùm Thuật A vào những ngày này chúng tôi thật bất ngờ vì sự thay đổi đến “lạ thường” ở đây.

Cách đây mấy năm, con lộ đi ngang qua ấp Trùm Thuật A dẫn vào xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn trơn trợt khó đi. Điều này đồng nghĩa với việc đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn.

Ấy vậy mà từ khi con lộ hoàn thành, bộ mặt nông thôn thay đổi hẳn. Đất đai trở nên có giá trị gấp nhiều lần so với trước. Nhiều căn nhà khang trang mọc lên được đánh đổi từ đất, trong đó có cả những ngồi nhà mồ được người dân vung tiền bạc tỷ để xây dựng.

Trở lại ấp Trùm Thuật A vào những ngày này chúng tôi thật bất ngờ vì sự thay đổi đến “lạ thường” ở đây. Phong trào xây dựng “siêu” biệt thự cho người chết đã hình thành và làm xáo trộn vùng quê vốn yên bình quanh năm với nghề trồng lúa nước này. Bên con đường nhựa bóng loáng dẫn vào trung tâm xã Khánh Hải là những ngôi nhà mồ đắt tiền.

Thật không khỏi bất ngờ cho những ai mới lần đầu đến đây. Nếu thoạt nhìn qua cứ nghĩ người dân nơi đây giàu có lắm, nhưng hoàn toàn ngược lại. Theo những người lớn tuổi ở địa phương, ban đầu chỉ một hai người bỏ tiền tỷ ra xây “biệt thự” cho người chết trong gia tộc mình, thấy người này làm được việc lớn tưởng nhớ ông bà nên người khác dù không tiền hay có tiền cũng vay mượn để làm theo, riết rồi nó thành phong trào.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Tư Q, một người dân địa phương khẳng định: “Tôi là người đi đây đi đó nhiều nhưng chưa thấy ở đâu người ta dám bỏ tiền tỷ ra xây dựng “biệt thự” cho người chết như ở xứ này”. Lão nông này nói vui: “Không khéo thời gian nữa ấp Trùm Thuật A này có tên là ấp “nhà mồ”.

Chỉ tay về ngôi nhà mồ trị giá gần cả tỷ đồng của gia đình người bạn tên T, ngụ cùng địa phương, Tư Q cho biết: “Ngôi mồ này vừa mới xây dựng được hơn 1 năm. Toàn bộ số tiền xây dựng do người bà con của ông T bên Mỹ gửi về. Hiện tại chỉ mới chôn mỗi có ngôi mồ của ông nội ông T”.


Ngôi nhà mồ trị giá tiền tỷ của gia đình ông T

Đưa mắt nhìn lướt qua căn nhà mồ bề ngang rộng phải hơn 4 m, dài khoảng 30 m này, chúng tôi thật sự bị choáng bởi sự lộng lẫy và uy nghị của nó. Tất tần tật từ lối dẫn vào đến hàng rào, rồi vách tường tứ phía… đều được dán gạch men loại cao cấp.

Đoạn đường từ đầu ấp Trùm Thuật A dẫn vào trung tâm xã Khánh Hải trên dưới 3 km nhưng có nhiều ngôi nhà mồ được xây dựng khang trang, kinh phí xây dựng đối với cái thấp nhất cũng là 300 triệu đồng, cái cao nhất trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Ngôi nhà mồ của gia tộc ông Trần V, ngụ ấp Trùm Thuật A vừa được xây dựng cách đây chưa lâu trị giá đến 1,1 tỷ đồng. Nhìn thừ bên ngoài vào thì ngôi nhà mồ này được xây dựng khá công phu, từ khâu mướn thợ đến việc chọn vật liệu, chất liệu xây dựng và điêu khắc rất được gia chủ chú trọng.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Trần V cho biết: “Để có được ngồi nhà mồ đẹp như thế phải mất 3 tháng xây dựng. Tôi bỏ công tìm thợ giỏi ở miệt Giá Rai (Bạc Liêu), còn hoa văn thì ra tận Quảng Ngãi để mua về”.

Vật liệu đắt tiền, cộng thêm tay nghề thợ xây dựng giỏi nên nhìn những con rồng, con phụng được chạm trổ rất tinh tế, bắt mắt. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng những người còn sống trong dòng tộc này đang tự hào vì có được ngôi nhà mồ khang trang như thế để tưởng nhớ những người quá cố.

Nằm cách ngôi nhà mồ của dòng tộc ông V không xa là ngôi nhà mồ trị giá khoảng 700 triệu đồng được đặt cạnh ngôi nhà dành cho người sống trông rất tạm bợ của ông Hai Tr. Thông qua người dân địa phương, chúng tôi được biết, ngồi nhà mồ khang trang kia được ông Hai Tr xây dựng để chôn cất người vợ đã mất của mình. “Trong khi xóm này có không ít ngôi nhà của người sống thì chịu mưa chịu nắng, còn nhà mồ cho người chết thì quá ư hoành tráng. Đây quả là một thực tế đáng buồn”, một cụ già thở dài.

Trao đổi với chúng tôi về phong trào xây “siêu” biệt thư cho người chết ở địa phương mình, ông Trần Triều Tiên, Chủ tịch UBND xã Khánh Hải, nói: “Chúng tôi đã nhiều lần vận động, tuyên truyền cho bà con hiểu không nên xây nhà mồ với quy mô lớn như thế, trong khi đời sống kinh tế còn khó khăn, nhưng không mang đến hiệu quả”.

Tìm hiểu về đời sống kinh tế của người dân nơi đây, chúng tôi bất ngờ khi biết được có những gia đình vì muốn lấy "oai" với thiên hạ nên cũng “gồng mình” làm theo phong trào. Trong số ít những ngôi nhà mồ tiền tỷ ở đây, có một số nhà mồ có thân nhân là người địa phương, đa phần là nhà mồ có thân nhân từ nơi khác. Họ đến vùng quê này chỉ mua đất để xây nhà mồ mà không mua đất ở.

Ông Thạnh Thanh Quyền, Trưởng ban nhân dân ấp Trùm Thuật A, nói: “Lúc đầu có những hộ dân ở thị trấn Sông Đốc lên hỏi mua đất của người dân ở đây nói là để xây nhà ở. Nhưng khi mua đất xong họ cho xây dựng nhà mồ tiền tỷ, chính quyền địa phương trở tay không kịp và cũng không có cách nào ngăn cản họ”.

Mặc dù chính quyền địa phương đã rất tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu về những nét văn hóa, phong tục tập quán dành cho người đã mất nhưng dường như việc xây nhà mồ ở đây đã thành phong trào không thể cứu vãn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm