| Hotline: 0983.970.780

Vườn cam xen bưởi mướt mắt ở huyện miền núi xứ Thanh

Thứ Hai 19/06/2023 , 17:35 (GMT+7)

THANH HÓA Vườn cam xen bưởi của HTX nông nghiệp Thành Công có quy mô 7ha tại thôn Cát Xuân, xã Cát Tân (huyện Như Xuân) hàng năm cho sản lượng 160 - 180 tấn.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với huyện Như Xuân tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại địa phương này.

Chia sẻ với phóng viên các cơ quan báo chí, lãnh đạo huyện Như Xuân cho biết, đây là huyện miền núi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn.

Tận dụng lợi thế này, huyện Như Xuân đã ban hành các phương án, đề án tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.

Mô hình trồng cam xen canh bưởi tại xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Mô hình trồng cam xen canh bưởi tại xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Điểm nhấn trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân chính là định hướng xây dựng vùng cây ăn quả tập trung, đồng thời thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vận động người dân phát triển diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ, toàn huyện cải tạo được hơn 500ha vườn tạp, chủ yếu chuyển đổi sang trồng cây ăn quả (ổi, cam, quýt, bưởi...). Bên cạnh đó, tư duy sản xuất của nông dân đã chuyển biến tích cực từ manh mún sang tập trung theo hướng hàng hóa.

Hiện nay, huyện Như Xuân có 12 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hầu hết các sản phẩm OCOP của huyện đều tăng trưởng về quy mô sản xuất, số lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng. Qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất cũng như giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho bà con nông dân địa phương.

Trong khuôn khổ chương trình, các cơ quan báo chí đã tham quan thực tế mô hình hình trồng cây ăn quả của HTX nông nghiệp Thành Công, quy mô 7ha tại thôn Cát Xuân, xã Cát Tân. Vườn cam xen canh bưởi hằng năm cho sản lượng từ 160 - 180 tấn; doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu đồng/năm. Mô hình đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.