"Những gì chúng ta thực sự cần hiện nay ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, là theo dõi sát sao hơn nữa đối với các loài chim hoang dã, gia cầm và các loài động vật khác có nguy cơ nhiễm bệnh", nhà dịch tễ học Maria Van Kerkhove của WHO phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến hôm 28/11.
Cơ quan này cho biết họ đang liên lạc với các cơ quan khác như Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) để tăng cường theo dõi các loài động vật khác.
Bộ Nông nghiệp Mỹ hồi tháng trước đã xác nhận sự hiện diện của cúm gia cầm H5N1 ở một con heo tại một trang trại ở Oregon.
Việc heo nhiễm cúm gia cầm là mối quan tâm đặc biệt đối với sự lây lan của cúm gia cầm vì chúng có thể bị đồng nhiễm virus gia cầm và người, có thể hoán đổi gen để tạo thành một loại virus mới, nguy hiểm hơn có thể dễ lây nhiễm sang người hơn.
Việc virus cúm gia cầm lây lan ở heo hiện là mối quan tâm đặc biệt lớn vì chúng có thể bị đồng nhiễm các chủng virus ở chim và người, có thể hoán đổi gen để tạo thành một chủng virus mới, nguy hiểm hơn và dễ dàng lây nhiễm cho con người hơn.
"Đối với chúng tôi tại WHO, chúng tôi luôn ở trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch cúm, bởi vì việc dịch bệnh bùng phát chỉ là vấn đề về thời gian", bà Kerkhove nói, đồng thời cho biết thêm rằng nguy dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhân loại hiện vẫn còn rất thấp.
Trong năm nay, Mỹ đã ghi nhận 55 trường hợp mắc cúm gia cầm H5N1 ở người, bao gồm cả ở một trẻ em, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Hầu hết các trường hợp này là các nhân viên làm việc trong trang trại đã tiếp xúc với gia cầm hoặc bò sữa bị nhiễm bệnh. Theo CDC, không có trường hợp lây cúm gia cầm từ người sang người liên quan đến các ca bệnh trên, song nhân viên trong trang trại bò sữa và các trang trại gia cầm khác được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh.