| Hotline: 0983.970.780

Vụ “dòng kênh lợn chết"

Xác lợn vẫn nổi lềnh bềnh, huyện Phú Bình chưa vào cuộc

Thứ Ba 25/06/2019 , 09:25 (GMT+7)

Trước hiện tượng lợn chết trôi dạt từ địa phận tỉnh Thái Nguyên qua kênh N3 và mắc kẹt tại khu vực cầu kè Gia Tư, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang khiến người dân khốn khổ, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) vẫn chưa thực sự vào cuộc...

Ngày 12/5/2019, Báo NNVN có đăng tải bài: “Bắc Giang khốn khổ vì dòng kênh lợn chết đổ về từ Thái Nguyên” phản ánh thực trạng từ đầu tháng 4/2019 đến nay, hiện tượng lợn chết trôi dạt từ địa phận tỉnh Thái Nguyên qua kênh N3 và mắc kẹt tại khu vực cầu kè Gia Tư, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang khiến người dân khốn khổ.

Những xác lợn trương phềnh, thối rữa ngày ngày vẫn tiếp tục dồn về khu vực cầu Gia Tư của xã Hoàng An, gây nguy cơ lây lan nhanh dịch bệnh.
 

Xác lợn vẫn xuất hiện trên địa phận giáp ranh huyện Phú Bình

PV Báo NNVN đã trở lại điểm nóng, tình trạng ứ đọng rác và xác lợn không còn xuất hiện trên kênh N3 qua khu vực cầu kè Gia Tư, xã Hoàng An.

Ông Nguyễn Quốc Mỹ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ – Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hiệp Hòa cho biết: Hơn 1 tuần nay từ khi đóng nước thì ở rào Gia Tư và dọc đoạn kênh chảy qua huyện Hiệp Hào không thấy xuất hiện rác, bao lợn. Nước đóng như vậy xác lợn vứt ở đâu thì đứng nguyên ở đó thời gian trôi sẽ mất cả ngày nên rất dễ tìm ra nguyên nhân. Thế mới thấy rõ được hiện tượng lợn chết trôi dạt và mắc kẹt tại khu vực cầu kè Gia Tư không thể do người dân huyện Hiệp Hòa vứt ra

Sau hơn 1 tuần đóng nước, tình trạng ứ đọng rác và xác lợn không còn xuất hiện trên kênh N3 tại khu vực cầu kè Gia Tư, xã Hoàng An. Ảnh: Đinh Tùng.

Ông Mỹ lý giải thêm: Đoạn kênh N3 từ điểm giáp ranh với  huyện Phú Bình các khu vực cầu kè Gia Tự khoảng 2 km đi qua địa phận xã Hoàng Lương. Mà dân sinh sống của xã này chủ yếu bằng nghề cá cần. Hết mùa trồng cần thì chuyển sang nuôi cá giống và ngược lại. Do vậy, lượng lợn chăn nuôi ở đó rất ít cả thôn Đại Thắng giáp kênh đó chỉ có 114 con lợn .

Ý thức người dân cũng rất cao, và đường ngang ngõ dọc từ thôn ra kênh khá khó khăn phải qua cánh đồng trồng cần và nuôi cá nên trường hợp người dân thả lợn chết ra kênh gần như là không có.

Tuy nhiên, theo quan sát của PV đoạn qua huyện Phú Bình giáp ranh với Hiệp Hòa vẫn thấy xuất hiện bảo tải lợn chết đã được cắt khúc vứt ra kênh.

Theo một người dân xóm Đầu Cầu, xã Kha Sơn, cho biết: Nước đóng nên chảy chậm nên tình trạng xác lợn trôi về không như trước. Thi thoảng vẫn bắt gặp một vài xác lợn trôi từ phía địa bàn các xóm, xã trên trôi về. Xóm chúng tôi thì gần như không có mấy hộ chăn nuôi, nuôi lợn nhiều thì chủ yếu trên xóm Kha Bình Lâm cơ. Ngày nào tôi cũng ra đồng làm nên biết, ngày trước không tồn tại tình trạng này đâu, nhưng từ khi có đợt dịch mới thấy dịch ở đâu trôi ngược từ trên về.

Đoạn qua huyện Phú Bình giáp ranh với Hiệp Hòa vẫn thấy xuất hiện bảo tải lợn chết đã được cắt khúc vứt ra kênh. Ảnh: Đinh Tùng.


Huyện Phú Bình vẫn chưa thực sự vào cuộc

Ông Nguyễn Quốc Mỹ cho biết: Về thu gọm, xứ lý rác thải trên các tuyến kênh. Trên địa bàn huyện có 76 km kênh mượng do Cty TNHH MTV Nam Sông Thương quản lý. Điểm đầu là kênh Trôi thuộc địa phận xã Hoàng Lương tiếp giáp xã Kha Sơn (huyện Phú Bình).

Trước năm 2017, công tác thu gom, xử lý rác thải trên các tuyến kênh chủ yếu do các xã cuối nguồn xử lý nên không được kịp thời. Để xử lý tình trạng trên, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã lắp đặt rào chắn rác (đến nay có 24 rào chắn được lắp đặt), trục vớt rác ít nhất 2 lần/tuần.

Trong quá trình thu gom, xử lý rác có rào chắn rác thải (trên địa bàn xã Hoàng An) tại điểm đầu trên kênh Trôi tiếp giáp xã Kha Sơn (huyện Phú Bình) thường xuyên phải trục vớt rác với khối lượng lớn trong đó có rác thải, xác động vật từ một số xã của huyện Phú Bình chảy về nhất là sau mỗi đợt cấp nước nên công tác trục vớt, xử lý rác của UBND xã Hoàng An gặp nhiều khó khăn, tốn kém kinh phí. Đồng thời, năm 2017, UBND huyện đã chủ động làm việc 2 lần và đề nghị UBND huyện Phú Bình chỉ đạo, phối hợp xử lý rác thải trên kênh nhưng chưa có kết quả.

Và đỉnh điểm, trong thời gian từ tháng 4/2019 trở lại đây,do dịch tả lợn châu Phi có nhiều diễn biến phức tạp, đồng thời lượng xác lợn phát sinh trên điểm đầu nguồn từ huyện Phú Bình vào địa phận huyện qua kênh Trôi ngày càng nhiều ảnh hưởng đến công tác vệ sinh môi trường và công tác phòng, chống dịch.

Để chủ động biện pháp phòng chống lây lan do nguồn nước trên kênh, ngày 30/4/2019, UBND huyện đã lắp đặt 1 rào chắn tạm thời tại thôn Đại Thắng, xã Hoàng Lương giáp ranh với xã Kha Sơn để chắn rác và xác động vật.

Ngày 2/5/2019, rào chắn tạm thời tại thôn Đại Thắng, xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa giáp ranh với xã Kha Sơn, huyện Phú Bình đầy ắp rác và xác lợn. Ảnh: Đinh Tùng.

Đồng thời, chiều ngày 2/5/2019, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa đã chủ động làm việc với Chủ tịch UBND huyện Phú Bình (cùng dự có lãnh đạo của Cty TNHH MTV Nam Sông Thương) đề nghị chỉ đạo thu gom xủ lý rác, xác động vật trên kênh Trôi. Kết quả, chủ tịch UBND huyện Phú Bình thống nhất sẽ xem xét xử lý rác thải trên kênh (lắp đặt rào chắn rác trên kênh, giao UBND các xã trục vớt xử lý theo quy đinh) trong thời gian tới. Tuy nhiên, huyện Phú Bình chưa chỉ đạo thực hiện nội dung này.

Để xử lý rác, xác động vật tại rào chắn tạm thời, đồng thời tránh nguy cơ vỡ kênh khi trời mưa to, ngày 5/5/2019, cơ quan chuyên môn của huyện đã phải xả toàn bộ lượng rác, xác lợn trên kênh Trôi tích tụ trong thời gian từ ngày 1/5/2019 đến ngày 5/5/2019 để xử lý tại điểm chôn lấp rác tại xã Hoàng An. Đến chiều tối 6/5/2019, UBND xã Hoàng An đã xử lý xong toàn bộ lượng rác thải và xác lợn chết trên kênh Trôi. Đồng thời, duy trì việc xử lý xác động vật mỗi ngày 1 lần.

Ông Mỹ, cũng cho biêt: Ngày 16/5/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT tỉnh xuống huyện Hiệp Hòa mời huyện Phú Bình và 1 số cơ quan chức năng chuyên môn của tỉnh Thái Nguyên làm việc tại huyện Hiệp Hòa. Sau đó, các lãnh đạo cũng làm việc và thống nhất chủ trương, đồng chí Thái Quang Hải, Phó Chủ tịch huyện Phú Bình cũng đã nhất chí là: nếu mà để chúng tôi làm ngay thì không làm được nhưng thống nhất về mặt chủ trương là từ ngày 28/5 đến 5/6 sẽ thống nhất vị trí để thực hiện lắp đặt rào chắn rác giữa 2 huyện.

“Ngày 24/5/2019, UBND huyện đã có công văn mời lãnh đạo huyện Phú Bình xuống thống nhất vị trí đặt rào nhưng các đồng chí không xuống. Ngày 28/5, chúng tôi tiếp tục cho đổ cho mối bên kia để mong muốn rào chắn nhanh chóng được hoàn thành, tuy nhiên dân và đồng chí Khải Chủ tịch UBND xã Kha Sơn có ra bảo chưa thống nhất nên chưa được đổ và bà con phá ra.

Chúng tôi cũng không biết sắp tới có thực hiện được lắp đặt rào chắn ở đó không. Không thực hiện được thì với lượng trôi như trước thì chúng tôi lại phải vớt và chôn lấp như vậy, chi phí rất lớn cho lượng rác không phải của minh. Nhưng quan trọng nhất vẫn là mầm bệnh từ những xác lợn trôi dạt từ đâu đó về sẽ là mối nguy hại cho chăn nuôi huyện nhà.

Chúng tối rất mong muốn có sự phối hợp của huyện Phú Bình để 2 huyện ngồi lại thống nhất với nhau ra một buổi thực địa xem lắp đặt rào chắn ở chỗ nào để xử lý dứt điểm tình trạng này” - Ông Nguyễn Quốc Mỹ trăn trở.

Xem thêm
Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng 6,3%

Ngày 26/12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.