| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

Xây dựng hệ sinh thái ngành lúa gạo cho tương lai

Thứ Sáu 12/05/2023 , 14:04 (GMT+7)

An Giang Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Tập đoàn Lộc Trời liên kết chặt chẽ với nông dân, xây dựng những hội quán để lắng nghe nông dân, tạo không gian hợp tác, phát triển.

Sáng 12/5, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đến thăm, khảo sát thực tế một số mô hình sản xuất - kinh doanh của tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sáng 12/5, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đến thăm, khảo sát thực tế một số mô hình sản xuất - kinh doanh của tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xây dựng những hội quán để lắng nghe nông dân

Sáng 12/5, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT, do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đến thăm, khảo sát thực tế một số mô hình sản xuất - kinh doanh của tỉnh An Giang, gồm: Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời) và Công ty Cổ phần Nam Việt.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: Lộc Trời là một trong những doanh nghiệp trong nước tiên phong tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL, người nông dân của 13 tỉnh thành miền Tây sẽ có thể thực sự sống được bằng cây lúa ngay trên chính mảnh đất quê hương mình một cách bền vững. Nhận định ấy được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học, lượng hóa và có thể đo lường được về mặt kinh tế.

Cụ thể, với mức đầu tư 25 ngàn tỷ đồng cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao mỗi vụ, tương đương với tổng mức đầu tư 75 ngàn tỷ đồng cho 3 vụ lúa chuyên canh, nhà nông sẽ thu về 120 ngàn tỷ đồng doanh thu, tức là xấp xỉ 5 tỉ USD, quy đổi theo tỉ giá hiện hành.

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Lộc Trời, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh An Giang ủng hộ Lộc Trời tham gia vào Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Lộc Trời, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh An Giang ủng hộ Lộc Trời tham gia vào Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo đó, với tỷ suất lợi nhuận bình quân là 35%, người nông dân sẽ thu về 45 ngàn tỷ đồng tiền lời từ trồng lúa gạo. Mục tiêu lợi nhuận đó là một con số biết nói, hiện thực hóa định hướng của Nhà nước nhằm tăng thu nhập cho bà con nông dân, phát triển cây lúa gắn với tăng trưởng xanh.

Trên cơ sở đó, ông Huỳnh Văn Thòn còn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp chủ yếu tập trung vào 3 nhóm ý chính. Thứ nhất là nguồn vốn tín dụng, vì thực trạng hiện nay là người nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp. Thứ hai là lãi suất. Thứ ba, Lộc Trời đã thực hiện quy hoạch và đã khẳng định cam kết và tự tin vào năng lực của đơn vị để tham gia toàn lực, triệt để vào Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh, nhằm hiện thức hóa tầm nhìn của Tập đoàn là “Cùng nông dân phát triển bền vững”, cả về sinh kế cho người nông dân cũng như giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường.

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Lộc Trời, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh An Giang ủng hộ Lộc Trời tham gia vào Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, tạo chỗ dựa vững chắc cho ngành nông nghiệp An Giang cũng như miền Tây Nam bộ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Tập đoàn Lộc Trời liên kết chặt chẽ với nông dân, xây dựng những hội quán để lắng nghe nông dân, tạo không gian hợp tác, phát triển bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Tập đoàn Lộc Trời liên kết chặt chẽ với nông dân, xây dựng những hội quán để lắng nghe nông dân, tạo không gian hợp tác, phát triển bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng gợi mở Tập đoàn Lộc Trời quan tâm xây dựng hệ sinh thái ngành lúa gạo và nghĩ mới cho hạt gạo trong tương lai, thay vì chúng ta chỉ tập trung vào chuỗi giá trị hạt gạo như hiện nay. Trong đó, cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, tăng giá trị từ các phụ phẩm ngoài gạo, sau hạt gạo như sử dụng rơm trồng cây, làm thủ công mỹ nghệ, khai thác giá trị của cám, vỏ trấu; phát triển hạt gạo thành dược liệu, đem lại những lợi ích cho sức khỏe…

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Tập đoàn Lộc Trời liên kết chặt chẽ với nông dân, xây dựng những hội quán để lắng nghe nông dân, tạo không gian hợp tác, phát triển bền vững. Tập đoàn cần tích cực tham gia thành lập các HTX kiểu mới, xây dựng mỗi HTX một hệ sinh thái, từ đó tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, nâng cao lợi nhuận cho thành viên tham gia, tạo động lực để nông dân, HTX gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Cần bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường

Làm việc với Đoàn công tác Bộ NN-PTNT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt Doãn Tới cho biết, năm 2022, doanh nghiệp xuất khẩu 110.000 tấn cá tra, lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng, chỉ đạt 78% kế hoạch. Nam Việt đã đưa vào hoạt động nhà máy AMICOGEN, công suất 800.000 tấn thành phẩm Colagen, Gelatin mỗi năm. Năm 2023, Nam Việt đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 130.000 tấn cá tra, giá trị xuất khẩu 215 triệu USD, lợi nhuận sau thuế 85 tỷ đồng. Công ty lập dự án xây dựng nhà máy SURIMI, công suất 24.000 tấn thành phẩm Surimi/năm, doanh số 40 triệu USD.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt Doãn Tới cho biết, năm 2022 doanh nghiệp xuất khẩu 110.000 tấn cá tra, lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt Doãn Tới cho biết, năm 2022 doanh nghiệp xuất khẩu 110.000 tấn cá tra, lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Doãn Tới đề nghị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, tháo gỡ một số khó khăn cho doanh nghiệp về quy định tiêu chuẩn nước thải trong nuôi trồng, sản xuất thủy sản (cần đồng bộ, phù hợp thực tế), tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, kiến nghị Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản đối với dự án 600ha nuôi trồng thủy sản của Nam Việt trên địa bàn huyện Châu Phú.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ với những khó khăn của Công ty Cổ phần Nam Việt trước biến động của thị trường thế giới, bối cảnh trong nước. Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp kiến nghị, tháo gỡ cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn nước thải trong nuôi trồng, sản xuất thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thủy sản đối với 600ha dự án sản xuất cá giống và cá tra nguyên liệu công nghệ cao Nam Việt Bình Phú ở huyện Châu Phú (An Giang).

Vùng nuôi cá tra thương phẩm của Công ty Cổ phần Nam tại An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vùng nuôi cá tra thương phẩm của Công ty Cổ phần Nam tại An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan lưu ý các doanh nghiệp cần bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường, tình hình kinh tế thế giới. Trong đó, nghiên cứu thêm những mô hình mới phù hợp với xu hướng thị trường, tổ chức lại sản xuất - kinh doanh để thích ứng tốt hơn, đem lại lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp…                                                      

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm