| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu

Thứ Sáu 15/12/2017 , 13:24 (GMT+7)

Sáng nay 15/12, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đã diễn ra Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án ‘‘Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu”, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT tổ chức. 

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Trung tâm KNQG, Cục Thú y, Chi cục thú y vùng VI, Lãnh đạo Sở NN-PTNT, Chi Cục thú y; các chủ trại chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi tham gia mô hình chăn nuôi an toàn tại các tỉnh BR-VT, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, TP.HCM, Long An, Tiền Giang.

11-53-06_nh_1_
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm KNQG phát biểu khai mạc hội nghị

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm KNQG, chăn nuôi đang chiếm vai trò quan trong, đặc biệt với các tỉnh Đông Nam Bộ chăn nuôi là thương hiệu lớn. Những năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra rải rác tại các địa phương, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Trong chăn nuôi, ngoài vấn đề giống, thức ăn, chuồng trại và các điều kiện về vệ sinh thú ý thì công tác phòng dịch bệnh rất quan trọng. Do vậy, Bộ NN-PTNT đã tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững bằng việc thực hiện thí điểm đề án xây dựng vùng, cơ cở an toàn dịch bệnh.

Dự án được triển khai trên địa bàn 7 tỉnh (gồm Thái Bình, Nam Định, BR-VT, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước), với đối tượng chủ yếu là heo (lợn) và gia cầm tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. Ngoài việc hỗ trợ cho các nông hộ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo việc chăn nuôi có hiệu quả; đồng thời còn hỗ trợ thành lập các liên kết sản xuất, thành lập nhóm liên kết như THT, HTX nhằm tạo thói quen cho người nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng.

11-53-06_nh_3
Nông dân chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi tại hội nghị

Kết quả dự án được chia sẻ tại hội nghị cho thấy, các chỉ tiêu đều đạt, một số chỉ tiêu vượt mức đề ra, cụ thể 72/70 cơ sở chăn nuôi trên 7 tỉnh dự án được công nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh đăng ký. 100 % các hộ tham gia mô hình không xảy ra dịch bệnh, giảm chi phí thức ăn, thuốc thú y. Các khóa tập huấn của dự án giúp cho các hộ tham gia mô hình hiểu được như thế nào là an toàn sinh học, cơ sở an toàn dịch bệnh và quyền lợi các cơ sở tham gia được chứng nhận cơ sở dịch bệnh; nắm vững kỹ thuật chăn nuôi và vận dụng vào thực tế sản xuất tại địa phương.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã được tham quan thực tế và chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp với các chủ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên gà trong mô hình của dự án tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trên cơ sở đạt được năm 2016 và 2017, năm 2018 dự án sẽ tiếp tục triển khai tại 7 tỉnh duyệt nhằm gia tăng số cơ sở chưn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh, từng bước xây dựng thành vùng an toàn dịch bệnh tại các địa bàn triển khai dự án.

11-53-06_nh_5
Hướng dẫn nông dân thực hành kỹ thuật mổ khám bệnh gia cầm
11-53-06_nh_6
Đoàn nông dân tham quan mô hình chăn nuôi trong vùng dự án an toàn dịch bệnh

 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.