| Hotline: 0983.970.780

Xem phụ nữ người Dao Quế Lâm trổ tài đan lát bên hiên nhà

Thứ Năm 25/05/2023 , 09:40 (GMT+7)

Phụ nữ Dao Quế Lâm ngoài giỏi làm nông nghiệp, khéo làm bánh còn biết đan lát sản phẩm từ cây trúc, làm nông cụ, đồ mỹ nghệ.

 

Xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) có hệ thống rừng trúc rộng lớn, ngoài làm cảnh quan thu hút khách du lịch còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề đan lát truyền thống của bà con người Dao Quế Lâm tại địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập trong những lúc nông nhàn, đặc biệt là cho phụ nữ.

 

Gần đây, nghề đan lát sản phẩm thủ công truyền thống như gùi, mẹt, nong, nia... của đồng bào dân tộc Dao ở các thôn Nà Pài, Phiêng Phàng, xã Yến Dương được khôi phục, trở thành hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

 

Bà Triệu Thị Đường được cho là người đan trúc khéo nhất ở thôn Phiêng Phàng. Bà kể, từ khi mới mười mấy tuổi đã học mẹ, học chị tập đan các dụng cụ trong gia đình và đồ phục vụ nông nghiệp từ trúc của địa phương. Để làm ra các sản phẩm đan lát truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, chẻ sợi, phơi khô đến đan.

 

Nguyên liệu là yếu tố quyết định, chọn cây trúc không được quá già hoặc quá non, gãy ngọn; nan dễ bị giòn, dễ gãy hoặc bị teo lại. Người thợ phải biết vót nan, chuốt nan sao cho có độ mềm, nhẵn, đều nhau để khi đan các nan khít vào nhau, không tạo khe hở thì sản phẩm mới bền, đẹp. Bà Đường nói, mặc dù là phụ nữ nhưng bà vẫn có thể vót nan rất nhanh, đàn ông trong nhà chỉ cần giúp đi lấy trúc trên rừng về mà thôi.

 

Kỹ thuật đan lát không khó nhưng đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ và chịu khó. "Ai không kiên trì, khó làm được và khó gắn bó được với nghề", người phụ nữ Dao Quế Lâm vừa nói vừa thoăn thoắt luồn các thanh trúc vào nhau. Cũng theo bà Đường, đan trúc thuận lợi nhất là vào những ngày mưa, khi đó vừa không thể đi ra đồng, thời tiết lại có độ ẩm lớn, thanh trúc dễ đan hơn.

 

Gùi, sọt là vật dụng rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người Dao Quế Lâm, nhất là trong mùa thu hoạch lúa, ngô. Gùi, sọt thường được họ đan theo 2 kích cỡ và kiểu dáng, một loại to và một loại nhỏ, dùng để đi nương rẫy thì đan to và thưa hơn, dùng để đựng ngô, thóc, hạt giống... thì đan dày hơn.

 

Ngoài ra, người Dao Quế Lâm cũng đan những chiếc giỏ để đựng đồ cúng trong dịp có đám giỗ, đám hỏi thì sẽ đan công phu hơn, thêm nhiều họa tiết hoa văn truyền thống của dân tộc. Để hoàn thiện một sản phẩm đan lát bền đẹp mất ít nhất 1 - 3 ngày. Khi sản phẩm làm xong, nếu chưa sử dụng thì được treo lên gác bếp hun khói. Khói bếp làm cho sản phẩm ngả sang màu nâu đậm, vàng mật, giúp đồ vật bền hơn, tránh mối mọt, sử dụng được nhiều năm.

 

Sản phẩm đan lát từ cây trúc sào như gùi, nong, nia, thúng, sọt, rổ rá, cót phơi thóc, giỏ đựng đồ cúng, dụng cụ đánh bắt cá... đều rất tinh tế, và bền đẹp, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân. Nhiều vật dụng đan lát được người tiêu dùng ưa chuộng tìm mua trong mỗi dịp chợ phiên. Tùy theo kích thước lớn nhỏ và sự kỳ công tạo ra từng sản phẩm, giá cả dao động từ 50.000 - 150.000 đồng/sản phẩm.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Phóng sự 06:00

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...

‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống

‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống

Phóng sự 06:00

Là thế hệ kế cận, tiếp nối nghề làm hương của gia đình, nghệ nhân trẻ Nguyễn Thu Phương luôn trăn trở với những hướng đi mới để phát triển nghề truyền thống.

Về 'đại công xưởng' vàng mã đất Bắc dịp Tết ông Công ông Táo

Về 'đại công xưởng' vàng mã đất Bắc dịp Tết ông Công ông Táo

Phóng sự 10:25

Làng Song Hồ, Bắc Ninh, không chỉ nổi tiếng với tranh Đông Hồ mà còn là 'đại công xưởng' vàng mã lớn nhất cả nước, nhộn nhịp sản xuất mỗi dịp Tết âm lịch.

Sông Thoa một thuở: [Bài 2] Cạn kiệt cá tôm

Sông Thoa một thuở: [Bài 2] Cạn kiệt cá tôm

Phóng sự 08:00

Bên sông, tôi gặp những gương mặt buồn hiu, tiếng thở dài nghe não nề. Nhiều người mất nguồn thu nhập bởi cạn kiệt cá tôm, cuộc sống lâm vào khốn khó...

Ba người đàn ông ở thung lũng trong mơ

Ba người đàn ông ở thung lũng trong mơ

Phóng sự 09:58

Tròn mười năm tôi mới trở lại thung lũng trong mơ ấy, nếu không có Tạ Xuân Anh - cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Ninh Bình dẫn vào thì đã lạc đường.

Sông Thoa một thuở: [Bài 1] Tôm cá ngày chưa xa

Sông Thoa một thuở: [Bài 1] Tôm cá ngày chưa xa

Phóng sự 05:31

Quảng Ngãi Nhiều người la oai oái khi lội xuống nước bị cua xanh kẹp cẳng. Chèo ghe trên sông phải thủ thế, đề phòng cá cồi lao khỏi nước đâm sầm vào mặt...

Xem thêm