| Hotline: 0983.970.780

Sinh kế tốt nhờ cỏ năn tượng làm sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu

Thứ Ba 18/04/2023 , 14:09 (GMT+7)

Sóc Trăng Cỏ năn tượng được xem như nguồn vật liệu mới dùng đan lát sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu, tạo việc làm, giúp giảm nghèo ở nông thôn.

Đan giỏ từ cỏ năn tượng tạo sinh kế mới cho lao động nữ vùng nông thôn. Ảnh: Hữu Đức.

Đan giỏ từ cỏ năn tượng tạo sinh kế mới cho lao động nữ vùng nông thôn. Ảnh: Hữu Đức.

Cỏ năn tượng mọc tự nhiên rất nhiều ở vùng nuôi tôm quảng canh nước lợ miền ven biển, nhất là khu vực Bán đảo Cà Mau. Cùng với các loài cây cỏ hoang dại ở vùng đất ngập nước như cỏ lác, lục bình… cỏ năn tượng đưa vào làm vật liệu đan lát tạo ra sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ bền, đẹp được được thị trường xuất khẩu chấp nhận, tiêu thụ. Loại cỏ này được xem phù hợp mô hình tạo sinh kế mới cho hộ nghèo ở vùng nông thôn.

Cỏ năn tượng (tên khoa học Scirpus littoralis Schrad) mọc tự nhiên trong các đầm lầy vùng ven biển. Cỏ năn tượng có khả năng lọc sinh học, tự lấy Oxy trong tự nhiên đưa xuống bộ rễ. Cỏ năn tượng thích nghi vùng nước lợ, khả năng chịu mặn ít hơn 8‰. Một số nhà khoa học cùng nông dân các tỉnh thuộc khu vực bán đảo Cà Mau còn nghiệm chứng rằng, vùng nào cỏ năn tượng sinh sôi có khả năng làm sạch nguồn nước, tạo môi sinh tốt cho tôm, cua, cá, nhất là nuôi tôm quảng canh.

Cỏ năn tượng hiện còn nhiều ngoài tự nhiên hoặc nếu trồng một công (1.000m2) sau 4 tháng thu gặt khoảng 1 tấn năn khô và có thể thu 3 lần/năm. Cỏ tươi 7 - 8kg cho 1kg cỏ khô. Cỏ năn tượng phơi khô dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như các loại giỏ xách, đồ trang trí nội thất, thảm trải nền nhà…

TS Dương Văn Ni, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm - đa dạng sinh học Hòa An (Hậu Giang) - Trường Đại học Cần Thơ, đã qua nhiều năm nghiên cứu đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước vùng ĐBSCL. Từ năm 2006 ông nhận thấy cỏ năng tượng như của trời cho, đặc biệt là khả năng thích ứng vùng sinh thái mặn - lợ.

TS Dương Văn Ni hiện là Chủ tịch kiêm giám đốc Quỹ MCF (Mekong Conservancy Foundation). Vừa qua, MCF phối hợp cùng với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tìm sự đồng thuận trong cộng đồng, ứng dụng mô hình cải thiện sinh kế từ cây năn tượng. Theo đó, Công ty CP MCF Việt Nam (do Quỹ MCF hỗ trợ, tư vấn, không đặt mục tiêu vì lợi nhuận), nhằm tìm giải pháp tạo sinh kế cho cộng đồng cư dân vùng nông thôn có việc làm, thu nhập thêm trong thời gian nông nhàn. Cộng đồng thụ hưởng thu mua sử dụng làm nguyên liệu đan giỏ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Từ cỏ năn tượng tạo việc làm, thu nhập cho lao động nữ ở nông thôn. Ảnh: Hữu Đức.

Từ cỏ năn tượng tạo việc làm, thu nhập cho lao động nữ ở nông thôn. Ảnh: Hữu Đức.

Hiện nay, Hội Phụ nữ huyện Mỹ Xuyên tổ chức được 27 tổ hợp tác đan đát, với 15 - 20 thợ đan/tổ. Nguyên liệu từ cỏ năn tượng đan giỏ gia công cung cấp khoảng 700 sản phẩm/tuần cho MCF. Tùy theo mẫu sản phẩm, giá gia công đan giỏ từ 14.000 - 31.000 đồng/giỏ. Mỗi lao động đan giỏ có thu nhập thêm cho gia đình mỗi tuần khoảng 400.000 - 500.000 đồng.

Bà Huỳnh Thị Vững (72 tuổi), ở xã Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là thành viên trong tổ đan lát, nói mỗi ngày bà đan được 2 - 3 giỏ (tùy theo mẫu lớn hoặc nhỏ), 6 giỏ đan trong 3 ngày, tiền gia công thu trên 150.000 đồng. Thu nhập tuy chưa cao, do mới học làm nhưng bà con trong xóm mừng có thêm việc làm ổn định trong những ngày nông nhàn và phù hợp với người già ở miền quê.

Anh Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc HTX MCF Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, cho biết, HTX thành lập vào cuối năm 2021 với 9 thành viên. Trong những tháng đầu năm 2022, HTX chủ yếu xây dựng sân phơi, phối hợp Hội Phụ nữ xã HTX Mỹ Quới tập huấn dạy nghề đan miễn phí cho lao động nữ ở nông thôn. Đến nay, HTX hình thành được mạng lưới hơn 400 lao động gia công đan lát một số mẫu sản phẩm giỏ kiểu hình giản đơn (phổ biến khoảng 4 - 10 mẫu). Năm 2023, HTX tiếp tục kế hoạch tập huấn dạy nghề và nâng cao kỹ thuật đan, nâng tổng số lên 700 lao động quanh vùng nông thôn phụ cận.

Năm 2022, HTX đã cung ứng 30.000 sản phẩm. Hiện nay năng lực sản xuất một số mẫu sản phẩm mỹ nghệ từ cỏ năn tượng của HTX đạt khoảng 30.000 - 40.000 giỏ/tháng. HTX thu mua nguyên liệu cỏ năn tượng khô 8.000 - 10.000 đồng/kg (tùy theo khoảng cách vận chuyển gần hay xa). HTX giao hàng thành phẩm về Trung tâm điều phối của Quỹ MCF chi nhánh tại Sóc Trăng. Tại đây sẽ thu nhận sản phẩm đan lát từ các HTX, tổ hợp tác trong vùng, sau đó đóng hàng thành phẩm cung ứng về công ty Housewares (Bình Dương) xuất khẩu 100% sang Mỹ, Úc, Nhật Bản.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm