| Hotline: 0983.970.780

Xoa dịu nỗi đau bom mìn thông qua dự án đầy tính nhân đạo

Thứ Năm 27/12/2018 , 14:05 (GMT+7)

Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, bảo đảm an toàn cho người dân trong lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, hàng năm Chính phủ Việt Nam dành ra khoản kinh phí hàng ngàn tỷ đồng cho công tác rà phá bom mìn.

1134915295
Lực lượng Công binh thuộc BCH Quân sự tỉnh Bình Định đang làm nhiệm vụ rà phá bom mìn

Tuy nhiên, tai nạn do bom mìn vẫn xảy ra, để lại nỗi đau cho hàng ngàn gia đình. Hai hợp phần “Hỗ trợ nạn nhân bom mìn và giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn” giai đoạn 2018 - 2020 trong khuôn khổ Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” hướng tới mục tiêu xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân bom mìn tại Bình Định.
 

Dự án đầy tính nhân đạo

Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn nhằm đảm bảo sự bình yên, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân. Tiếp sức cho Việt Nam, Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), trong khuôn khổ dự án đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 20 triệu USD để thực hiện công tác rà phá bom mìn tại 2 tỉnh Quảng Bình và Bình Định.

Sau khi 2 hợp phần “Hỗ trợ nạn nhân bom mìn và giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn” thuộc Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” chính thức được khởi động, giữa tháng 12/2018, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ - TB&XH) đã tổ chức Hội thảo hướng dẫn triển khai hợp phần hỗ trợ nạn nhân bom mìn giai đoạn 2018 - 2020 cho 2 tỉnh Bình Định và Quảng Bình. Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, cho biết: “Dự án sẽ tập trung hỗ trợ nạn nhân bom mìn trên các mặt y tế và sinh kế. Mục tiêu là hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân bom mìn và người khuyết tật; từng bước tạo điều kiện cho nạn nhân bom mìn ở Bình Định và Quảng Bình hòa nhập cộng đồng; từ đó nhân rộng ra các tỉnh ô nhiễm bom mìn nặng khác”.

2134915434
Các chiến sĩ công binh được tập huấn nguyên lý vận chuyển của bom bi

Theo đó, trên địa bàn 2 tỉnh Bình Định và Quảng Bình có khoảng 6.000 nạn nhân và gia đình được rà soát, thu thập thông tin, lập hồ sơ quản lý; 1.000 nạn nhân được khám, đánh giá tình trạng sức khỏe, 200 nạn nhân được nhận dụng cụ chỉnh hình; 400 nạn nhân được học nghề, 170 nạn nhân được hỗ trợ vốn, 70 nạn nhân được hỗ trợ sửa chữa nhà. Dự án cũng nâng cao năng lực hỗ trợ nạn nhân bom mìn thông qua hệ thống các cơ quan liên quan. Cụ thể, Bệnh viện Chỉnh hình, phục hồi chức năng của 2 tỉnh được đầu tư, nâng cấp về thiết bị, cơ sở vật chất; một số trạm y tế cấp xã được cung cấp thiết bị chỉnh hình; Trung tâm Công tác xã hội - Bảo trợ xã hội thiết lập đường dây nóng kết nối, hỗ trợ nạn nhân bom mìn...

Ông Phan Đình Hòa, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bình Định, cho biết: “Trong quý I/2019, Sở LĐ-TB&XH Bình Định sẽ triệu tập và hướng dẫn cán bộ cấp xã thực hiện công tác thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu của nạn nhân và gia đình. Trên cơ sở này, các hoạt động liên quan đến các hỗ trợ y tế, sinh kế sẽ được triển khai trong quý II trở đi”. 
 

Tăng cường truyền thông

Hiểm họa bom mìn ẩn sâu dưới lòng đất thường xuyên rình rập tính mạng của người dân, nhất là đối với nông dân, những người trực tiếp khai vỡ đất đai để canh tác. Ấy vậy nhưng bản thân họ không am hiểu mấy việc phải ứng xử thế nào khi gặp phải bom mìn. Thực tế này là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Ông Trần Quang Lâm, Quản lý Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh”, cho biết: “Trong đợt khảo sát, tình trạng ô nhiễm bom mìn, vật nổ có mặt ở 159/159 xã, phường, thị trấn của Bình Định, khi chúng tôi đặt câu hỏi liên quan đến ứng xử khi gặp bom mìn, vật nổ, chỉ 41% người được khảo sát trả lời đúng. Con số này khá thấp so với bình quân chung của cả nước (70%), cho thấy mức độ nhận thức về các nguy cơ bom mìn, vật nổ của người dân Bình Định còn thấp. Việc tuyên truyền, giáo dục về nguy cơ bom mìn là rất cần thiết”.

3134915519
Tập huấn hướng dẫn thực hiện hợp phần hỗ trợ nạn nhân bom mìn giai đoạn 2018 – 2010

Từ thực tế trên, công tác giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho người dân được Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” quan tâm đặc biệt. Triển khai hợp phần này, từ ngày 11 đến ngày 17/12, Hội CTĐ tỉnh Bình Định đã phối hợp với cơ quan thực hiện Dự án - Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam (UNDP) tổ chức hoạt động tập huấn cho cán bộ ngành GD&ĐT, đại diện 5 trường tiểu học triển khai dự án, cán bộ các ngành liên quan và đại diện 5 xã thí điểm triển khai dự án. Hoạt động nhằm hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, người làm truyền thông, từ đó xây dựng được kế hoạch truyền thông về nguy cơ bom mìn hiệu quả tại các trường học và khu dân cư.

Ngoài ra, Bình Định còn tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục nguy cơ bom mìn ở trường học, có sự tham gia chia sẻ của Hội CTĐ và Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình. Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình, ông Trần Quốc Thắng, cho biết: “Quảng Bình triển khai Dự án “Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn” tại các trường học từ năm 2007 đến nay. Thành công lớn nhất của Dự án là đưa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vào nhiệm vụ năm học hàng năm; 100% cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tiểu học có kỹ năng về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn. Học sinh cũng có kỹ năng về xử lý tình huống phòng, không để xảy ra tai nạn bom mìn. Ngoài ra, chúng tôi đã biên soạn được bộ tài liệu giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn để triển khai trong toàn tỉnh cho cả 2 cấp tiểu học và THCS”.

“Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” có tầm quan trọng rất lớn trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt đối với người dân vẫn còn bị ảnh hưởng bởi bom mìn sau chiến tranh. Dự án sẽ phát huy năng lực khắc phục hậu quả bom mìn mà Việt Nam đã xây dung; tiếp tục nâng cao, mở rộng trình độ chuyên môn và chia sẻ với các nước khác trong khu vực và trên toàn cầu”, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam (UNDP), chia sẻ.

 

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.