| Hotline: 0983.970.780

Ở nơi gần 50% diện tích tự nhiên bị ô nhiễm bom mìn

Thứ Ba 25/12/2018 , 14:06 (GMT+7)

Chiến tranh lùi xa đã hơn 40 năm, thế nhưng chết chóc vẫn rình rập đâu đó dưới lòng đất với hàng chục ngàn tấn bom mìn còn sót lại, bất cứ lúc nào cũng có thể gây tang thương cho người dân.

Để khắc phục hậu quả chiến tranh, 2 hợp phần: Hỗ trợ nạn nhân bom mìn và giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, thuộc Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” đã chính thức khởi động tại Bình Định trong tháng 12/2018.
 

Nhiều vùng đất chết

Theo bản đồ ô nhiễm bom mìn vật nổ tỉnh Bình Định, trên địa bàn 159 xã, phường, thị trấn của tỉnh này hiện có khoảng 246.843ha đất nghi bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ, chiếm 40,96% diện tích tự nhiên. Đây chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân.

12-13-44_1
Bom đạn còn sót lại sau chiến tranh chính là nỗi ám ảnh thời bình

Theo Đại tá Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh Bình Định, những con số trong tài liệu do phía Mỹ cung cấp cho thấy nạn ô nhiễm bom mìn ở Bình Định kinh khủng đến là dường nào. Theo tài liệu này, trong cuộc chiến tại Việt Nam, chỉ trong vòng 10 năm (từ năm 1965 đến năm 1975), quân đội Mỹ đã cho mảnh đất Bình Định “ăn” đến 392.168 quả bom mìn, vật nổ, tương đương hơn 251.478 tấn. Tài liệu này cho biết cụ thể, trong đó có hơn 2.272.300kg đạn súng máy, hơn 184.505kg đạn pháo, hơn 19.508kg bom đạn hóa học, hơn 45.254.875kg bom bi, hơn 5.730kg pháo sáng, hơn 168.323.597kg bom thông thường, hơn 93.274kg lựu đạn, hơn 30.736.837kg bom đạn cháy, hơn 1.486.677kg mìn, 915,5kg tên lửa, 3.099.557kg rốc két, 453kg ngư lôi.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài, tỷ lệ bom đạn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam chiếm khoảng trên 10%. Như vậy, trên mảnh đất Bình Định còn chứa khoảng 25.147.832kg bom đạn chưa nổ, nằm rải rác trong lòng đất. Qua khảo sát của ngành chuyên môn, bom đạn còn sót lại sau chiến tranhtại Bình Định tập trung nhiều nhất ở các huyện: An Lão, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, Vân Canh, Tây Sơn…

“Từ năm 2012 – 2013, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định đã tham gia điều tra, khảo sát phi kỹ thuật, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả cho thấy, hiện Bình Định có diện tích nghi bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ cần được rà phá khoảng 246.843ha, chiếm 40,96% diện tích tự nhiên. Trong đó, TP Quy Nhơn có 104 vị trí, TX An Nhơn 71 vị trí; các huyện: Tuy Phước 60 vị trí, Phù Cát 117 vị trí, Phù Mỹ 112 vị trí, Hoài Nhơn 124 vị trí, Hoài Ân 106 vị trí, An Lão 46 vị trí, Vân Canh 34 vị trí, Vĩnh Thạnh 54 vị trí và Tây Sơn 109 vị trí”, Đại tá Nguyễn Tấn Dũng cho hay.
 

Nỗi ám ảnh thời bình

Số lượng bom đạn còn sót lại sau chiến tranh nằm sâu dưới lòng đất cứ như cái bẩy, chỉ cần tác động nhỏ của con người là nó có thể nổ, khi nó nổ thì hậu quả để lại là khôn lường. Do đó, từ sau tháng 4/1975 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy ra 627 vụ tai nạn về bom mìn, làm chết 1.045 người, bị thương 3.049 người. Chiếm đa số thương vong trong tai nạn bom mìn là nông dân trong lúc khai hoang đất sản xuất, hoặc đang canh tác trồng trọt với 289 vụ. Tiếp đến là những người mua bán phế liệu thu gom, cưa đục bom mìn với 216 vụ.

12-13-44_2
Qủa bom nằm sâu dưới lòng đất

Ngoài ra, trong khi người dân tham gia làm đường giao thông, đào mương thủy lợi cuốc xẻng va phải bom mìn dưới lòng đất phát nổ gây thương vong 72 vụ; trẻ em tò mò, đùa nghịch bom mìn gây nổ 50 vụ. Nhiều nạn nhân sau khi đối mặt với “tử thần” bom mìn tuy thoát chết nhưng không tránh khỏi bị tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ông Hồ Binh (65 tuổi) ở thôn Cảnh An, xã Cát Tài (huyện Phù Cát, Bình Định), bị hỏng đôi mắt do gặp phải bom mìn phát nổ trong lúc khai hoang để sản xuất nông nghiệp, bộc bạch: “Nông dân thì phải cày, cuốc đất mới có thể trồng trọt làm ăn. Rủi thay trong đường cày, nhát cuốc của mình có gặp phải những vật nổ còn sót lại từ hơn 40 năm trước thì toi mạng. Trong lúc làm đất tui cuốc phải quả mìn nhưng may mắn chỉ bị hỏng đôi mắt, còn giữ được tính mạng, chứ nhiều người bị bom đạn “ăn” mất xác”.

Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm Công binh BCH quân sự tỉnh Bình Định, cho biết: “Trong năm 2017, vợ chồng anh Nguyễn Văn Tâm (SN 1974) ở thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát đang làm đất trồng dưa hấu thì cuốc trúng phải 1 quả bom bi, quả bom phát nổ khiến anh Tâm mất mạng tại chỗ, may mà khi ấy chị vợ anh Tâm đã đi xa nơi phát nổ chứ không cũng khó an toàn tính mạng. Hiện diện tích đất sản xuất dưa của gia đình anh nằm phía trong vẫn còn nhiều vật nổ cần rà phá”.

12-13-44_3
Ngành chức năng ở Bình Định hướng dẫn học sinh các phòng tránh tai nạn bom mìn

Rủi ro đã đành, có không ít người “đánh cược” sinh mạng để kiếm tiền với công việc thu nhặt, cưa đục các loại bom mìn để lấy thuốc nổ, sắt thép bán phế liệu. Số người “liều mạng” kiểu này không hề ít. Theo thống kê, từ sau ngày giải phóng đến nay, tại Bình Định có hơn 210 vụ nổ do cưa đục bom mìn làm thiệt mạng, thương tật vĩnh viễn hàng trăm người. Đến bây giờ người dân TP Quy Nhơn vẫn chưa thể quên những vụ nổ tại khu vực Đèo Son cách đây hơn 10 năm. “Kho đạn ở hồ Phú Hòa – Đèo Son thuộc phường Nhơn Phú là của chính quyền Sài Gòn để lại, bộ đội mình tiếp quản. Lòng đất quanh khu vực ấy còn nhiều quả đạn chưa nổ, thu hút nhiều người dân dùng máy dò tìm rồi cưa đục để bán phế liệu. Kinh hoàng nhất là vụ nổ do cưa quả đạn pháo 105 ly, khiến 6 cha con chết thảm. Trong quãng thời gian đó, người dân trong vùng khi đi qua khu vực này vướng phải mìn mất tay, mất chân nhiều vô kể”, Đại úy Hùng kể lại.

“Không chỉ gây hại đến tính mạng con người, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh còn làm ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp. Nhiều vùng đất bị ô nhiễm bom mìn nặng người dân không dám trồng trọt, phải bỏ hoang trong khi đất nông nghiệp đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu. Đó là chưa kể đến các loại bom đạn chứa chất độc hóa học có mức tác hại còn lớn hơn”, Đại tá Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh Bình Định, nói.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm