| Hotline: 0983.970.780

Xóa tan tiếng xấu về chất lượng lúa lai

Thứ Ba 18/04/2017 , 07:15 (GMT+7)

Ngày nay, với những giống mới thì sự ngộ nhận về chất lượng của lúa lai bắt đầu thay đổi, trước tiên ở những tỉnh ở phía Bắc - nơi mà lúa lai đã từng có thời ăn sâu, cắm rễ.

Định kiến đó ăn sâu, bám rễ từ hơn 20 năm trước khi thế hệ lúa lai thứ nhất của Trung Quốc bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam với năng suất khá cao nhưng chất lượng gạo lại cực tệ, chỉ hợp chế biến hoặc chăn nuôi. Ngày nay với các giống lúa lai thế hệ mới của Bayer định kiến đó đã không còn…

09-50-03_img_1087
Tej Vàng và giống đối chứng

Tiếng xấu đó đeo bám nhũng nhẵng còn hơn cả đỉa đói kể từ hơn 20 năm trước, khi mà lúa lai Trung Quốc bước chân vào khai phá rồi thống trị tại thị trường Việt Nam. Ngày nay với những giống mới thì sự ngộ nhận về chất lượng của lúa lai bắt đầu thay đổi, trước tiên ở những tỉnh ở phía Bắc - nơi mà lúa lai đã từng có thời ăn sâu, cắm rễ.

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, diện tích lúa hàng năm khoảng 110.000ha, trong đó vụ xuân 53.000ha, vụ mùa 57.000ha, năng suất bình quân đạt 53 - 57 tạ/ha. Đã từng có thời lúa lai chiếm thế thượng phong ở tỉnh này nhưng rồi thoái lui bởi vì lý do chất lượng. Tìm kiếm những giống lai có khả năng chống chịu tốt, năng suất cao, cơm ngon là điều mà Bắc Giang mong mỏi.

Dù còn nghèo, từ mấy năm nay mỗi năm Sở NN-PTNT tỉnh này đã dành ra 200 triệu đồng cho công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống lúa mới. Đồng thời Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư cũng kết hợp các Trạm Khuyến nông huyện, Phòng Nông nghiệp chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất xây dựng mô hình khảo nghiệm, trình diễn giống mới để chọn ra các loại lúa lai năng suất và chất lượng.

Đi theo hướng ấy, vụ xuân năm 2015 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã phối hợp với Cty Bayer Việt Nam triển khai mô hình trình diễn giống Tej Vàng trên quy mô 10ha ở hai huyện Yên Thế và Lạng Giang. Đối chứng là Nhị ưu 838 - một giống lúa lai rất đại trà ở miền Bắc.

Bỏ qua những dẫn giải lòng vòng xin được đi thẳng vào vấn đề chính của hai giống này như sau: Về khả năng chống chịu, tháng ba năm ấy diễn biến thời tiết phức tạp, ảnh hưởng của không khí lạnh khiến trời nhiều mây, âm u kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn, độ ẩm không khí cao, luôn trong trạng thái bão hòa, chính là điều kiện thuận lợi phát sinh sâu bệnh hại, đặc biệt là đạo ôn. Nông dân thấp thỏm còn những người chỉ đạo mô hình lo âu ra mặt vì sợ “xôi hỏng, bỏng không”.

Thực tế thì, các đối tượng gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn phát sinh gây hại ở Nhị ưu 838 nhiều hơn hẳn ở Tej Vàng. Riêng bệnh bạc lá không thấy phát sinh trên Tej Vàng vì nó mang trong mình đa gen kháng bạc lá, loại bạc lá nào cũng có thể chiến thắng được.

09-50-03_dsc_4880
Một sự kiện về Tej Vàng

Về thời gian sinh trưởng gần như hai giống tương đương nhau nhưng năng suất của Tej Vàng cao hơn Nhị ưu 838 là 25kg/sào (xấp xỉ 10%).Và điều đặc biệt là Tej Vàng đã thoát khỏi cái bóng đầy tai tiếng của lúa lai Trung Quốc thế hệ đầu là năng suất cao nhưng chất lượng lại dở. Tej Vàng có hạt gạo dài, thon, đẹp long lanh như những hạt ngọc đã qua bàn tay con người chau chuốt. Quan trọng hơn vẻ hình thức bên ngoài là chất lượng cơm. Khi nấu nồi cơm mới ai cũng muốn thử bởi bắt mắt, bắt mũi quá chừng vì thơm dìu dịu. Đến khi ăn rồi mới thấy nó còn bắt lưỡi nữa. Hạt gạo Tej Vàng hết mực cưng chiều thị hiếu của người tiêu dùng đương đại khi mềm vừa phải, đậm đà, hơi ngọt hậu nơi cuống họng.

Tư thương thời nay đã rất nhạy bén với điều đó nên đã trả giá Tej Vàng cao hơn hẳn Nhị ưu 838 tới 1.000đ/kg. Trước kết quả vô cùng thuyết phục ấy Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã có những lời nhận xét rất tích cực về Tej Vàng: Phù hợp với cơ cấu thời vụ của trà lúa xuân muộn, mùa sớm. Có triển vọng tham gia vào bộ giống lúa lai của tỉnh. Đề nghị Sở NN-PTNT xem xét đưa giống Tej Vàng tham gia vào cơ cấu.

Tej Vàng là giống lúa lai 3 dòng do Viện Nghiên cứu lúa của Bayer tại Ấn Độ nghiên cứu từ năm 2012 và được thương mại hoá tại Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam. Giống có 3 đặc điểm nổi trội sau:

Chứa tổ hợp gene kháng bạc lá (có 3 gene kháng bạc lá) bằng cách lai tạo truyền thống và hiện đại nên gần như có khả năng kháng tối đa bệnh bạc lá, khác với các giống có 1 chứa 1 gen kháng bạc lá.

Năng suất cao hơn lúa thuần 20% và cao hơn lúa lai cùng trà 5% với trung bình đạt 68 đến 75 tạ/ha.

Hạt gạo dài 7,1mm, dài nhất trong các giống lúa hiện nay, chất lượng cơm ăn khá.

Ở các tỉnh có áp lực bệnh bạc lá nặng Tej Vàng là giống duy nhất chứa đa gene kháng bạc lá nên luôn là sự lựa chọn số một.

 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.