| Hotline: 0983.970.780

Xử lý vỏ cà phê làm phân sinh học

Thứ Tư 11/03/2009 , 08:00 (GMT+7)

Hàm lượng các chất dinh dưỡng của phân hữu cơ sinh học được chế biến từ vỏ quả cà phê so với phân chuồng loại tốt có lượng N gấp đôi, lượng kali gấp 3 lần và lượng lân gấp 1,5 lần.

Ngay trong thời điểm thu hoạch rộ cà phê niên vụ 2009 này, Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đã tiến hành chuyển giao quy trình kỹ thuật xử lý vỏ quả cà phê làm phân sinh học cho bà con nông dân nhằm tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm, nâng cao thu nhập…

Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Đình Hải – GĐ Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh cho biết, quy trình đã được chuyển giao cho 4 cụm xã gồm: Tân Châu, Đinh Lạc, Gia Bắc, Hoà Bắc. Đây là những vùng có đông bà con nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa được ưu tiên tiếp cận với các tiến bộ KHKT trong sản xuất và chế biến cây cà phê. Sau 4 xã này, tới đây, Trung tâm sẽ tiếp tục chuyển giao ứng dụng quy trình xử lý vỏ quả cà phê cho các thôn xã khác trong địa bàn huyện.

Hiện toàn huyện Di Linh có 41.000 ha diện tích trồng cà phê, nếu tính bình quân 2,5 tấn/ha thì có trên 100.000 tấn cà phê, trong đó chứa một lượng vỏ cà phê rất lớn. Trước đây bà con xay xong cà phê là đổ hết vỏ ra vườn. Vỏ cà phê khó phân huỷ, cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng, gây ô nhiễm môi trường và làm phát tán nhiều mầm bệnh. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã hỗ trợ 40% tiền mua chế phẩm vi sinh, khuyến cáo các hộ nông dân nên xử lý vỏ cà phê trước khi đưa vào sử dụng làm phân bón với quy trình như sau:

 Nguyên liệu:

- Vỏ quả cà phê: 1.000kg (4m3)

- Phân chuồng: 100kg

- Urê:        0,7kg

- Lân:         25kg

- Rỉ đường:        0,1 lít

- Chế phẩm vi sinh: 0,1 – 2kg.

Hoạt hoá men:

Tiến hành hoạt hoá men vi sinh bằng cách cho 0,1 kg chế phẩm vi sinh vào 50 lít nước, bổ sung 0,1 lít rỉ đường hoặc 1kg đường đen, khuấy đều cho tan trước khi tiến hành ủ từ 3 – 5 giờ. Sau đó tưới dung dịch đã được hoạt hoá vào đống ủ.

Phối trộn nguyên liệu và ủ:

+ Vỏ quả cà phê được tưới nước bảo đảm đủ ẩm cho toàn bộ khối ủ và trộn đều với phân chuồng, phân lân, phân urê và tưới dung dịch đã được hoạt hoá.

+ Tiến hành lên luống cao 1,3 – 1,5m, bề rộng luống từ 2,3 – 3m, chiều dài đống ủ tuỳ thuộc vào khối lượng nguyên liệu.

+ Dùng bạt hay rơm rạ phủ đống ủ để giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ.

+ Sau 25 – 30 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ và tưới bổ sung nếu đống ủ thiếu ẩm.

+ Sau khi ủ 3 tháng vỏ cà phê hoai mục, có thể sử dụng để bón cho cây trồng.

Công dụng của sản phẩm:

- Cung cấp chất hữu cơ, một số vi sinh vật có ích và một số nguyên tố vi lượng giúp đất tơi xốp, kích thích sự phát triển bộ rễ.

- Cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt là kali (0,4%) cho cây trồng làm giảm chi phí bón phân hoá học.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn. 

Chất lượng sản phẩm:

Hàm lượng các chất dinh dưỡng của phân hữu cơ sinh học được chế biến từ vỏ quả cà phê so với phân chuồng loại tốt có lượng N gấp đôi, lượng kali gấp 3 lần và lượng lân gấp 1,5 lần.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất