| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu gạo Ấn Độ giảm 35%

Thứ Sáu 27/03/2020 , 11:47 (GMT+7)

Các doanh nghiệp hàng đầu tại quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang đau đầu vì đại dịch Covid-19 khiến hàng hóa bị đình trệ, đẩy các loại thuế phí lên cao.

Các cơ sở thu mua, xay xát và chế biến lúa gạo ở vựa lúa Punjab đang gặp áp lực lớn vì thiếu nhân công. Ảnh: India Tribune

Các cơ sở thu mua, xay xát và chế biến lúa gạo ở vựa lúa Punjab đang gặp áp lực lớn vì thiếu nhân công. Ảnh: India Tribune

Hiện rất nhiều lô hàng gạo Basmati xuất khẩu của nước này đang bị mắc kẹt tại các cảng biển không đến được quốc gia nhập khẩu do vướng các thủ tục kiểm dịch thực vật cũng như quy định vận hành thời điểm dịch bệnh. Ngoài ra chi phí vận chuyển, kho bãi cũng như nhân công khan hiếm đã đánh thẳng vào doanh số khiến nhiều nhà xuất khẩu méo mặt.

 Ước tính, trong ba tháng đầu năm 2020, lượng gạo xuất khẩu của nước này có thể sụt giảm tới 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước 1,3 tỷ người bắt đầu từ giữa tuần này vì coronavirus của Thủ tướng Narendra Modi cũng đồng nghĩa với việc các nhà máy xay sát, chế biến gạo xuất khẩu trên cả nước ngưng hoạt động, bất chấp nhu cầu lương thực đang tăng cao tại nhiều quốc gia.

Lệnh giới nghiêm với dân chúng nhưng mặt khác chính phủ vẫn yêu cầu một số doanh nghiệp lớn như LT Foods vẫn buộc phải phân công lao động hợp lý để hoạt động, nhằm đảm bảo an ninh lương thực.  Giám đốc điều hành LT Fooods, Ashwani Kumar Arora cho biết, do mặt hàng gạo Basmati được xếp vào diện hàng thiết yếu nên đơn vị này đang gặp nhiều áp lực trong việc tìm kiếm công nhân để duy trì hoạt động do chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy.

 “Rất khó để vận hành dây chuyền sản xuất trong thời điểm này, bởi các quy định chồng chéo như công nhân mỗi kíp không được quá 5 người hay lệnh giãn cách cộng đồng cũng có nguy cơ đẩy các nhà kho trữ gạo đối mặt nạn cướp bóc do quá ít lực lượng bảo vệ”, ông Sanjay Gupta, giám đốc tập đoàn lương thực Karnal trụ sở ở Bharat nói.

Cảnh sát bang Punjab  xử phạt người dân vi phạm lệnh phong tỏa kéo dài 21 ngày. Ảnh: NDTV

Cảnh sát bang Punjab  xử phạt người dân vi phạm lệnh phong tỏa kéo dài 21 ngày. Ảnh: NDTV

Theo cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, Vijay Sethia, hiện có hàng chục ngàn tấn gạo đang bị mắc kẹt trên đường xuất khẩu do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Trung bình mỗi tháng các doanh nghiệp xuất đi các nước khoảng 400.000 tấn nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát đã bị sụt giảm nghiêm trọng”, ông Sethia nói.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm