| Hotline: 0983.970.780

Xung quanh vụ việc 'bịt đường' Hồ Tông Thốc: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ Tư 04/03/2020 , 13:10 (GMT+7)

Vết gợn xung quanh vụ việc “bịt đường” Hồ Tông Thốc mới được tỉnh Nghệ An xử lý một phần, việc xác định trách nhiệm dường như đang bị ngó lơ.

Đóng đường của dân vì lợi ích của doanh nghiệp là một quyết định

Đóng đường của dân vì lợi ích của doanh nghiệp là một quyết định "thất sách". Ảnh: Việt Khánh.

Thất sách

Đường Hồ Tông Thốc (TP Vinh, Nghệ An) dài gần 4 km. Con đường này tồn tại hàng chục năm bỗng nhiên bị bịt kín như bưng vào đầu năm 2017. Điều đáng nói, động thái trên được đưa ra ngay sau khi dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2 được thi công.

Qua tìm hiểu, UBND TP Vinh ban hành công văn giao UBND xã Nghi Phú thông báo về thời gian, kế hoạch đóng đường Hồ Tông Thốc từ 8h ngày 4/1/2017. Vị trí đóng đường tại nút giao nhau của đường Hồ Tông Thốc với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đại lộ Lê Nin).

Những tưởng việc “bịt đường” chỉ là phương án tạm thời, khi dự án hoàn tất chủ đầu tư cùng các bên liên quan sẽ có trách nhiệm bàn giao lại nguyên hiện trạng. Đinh ninh như thế nên khi biết đích xác chủ trương là “đóng hẳn”, hàng loạt hộ dân đều bất an tột độ, xen lẫn đó là tâm trạng bất bình.

Quyết định “trời ơi đất hỡi” nói trên không những làm xáo trộn sinh hoạt thường ngày của bà con mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của hàng loạt đơn vị nằm trên tuyến, đơn cử như Bệnh viện Tâm thần Nghệ An, hay Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc.

Đang yên đang lành người dân phải chuyển sang đi đường vòng. Ảnh: Việt Khánh.

Đang yên đang lành người dân phải chuyển sang đi đường vòng. Ảnh: Việt Khánh.

Vì lý do trên, khi đề cập đến tất thảy đều phản đối gay gắt: “Đóng một phần đường để bàn giao mặt bằng cho Công ty cổ phần Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An tiến hành xây dựng bệnh viện giai đoạn 2 là điều hết sức vô lý, với lý do gì đi chăng nữa cũng không được phép đặt doanh nghiệp lên trên quyền lợi chính đáng của nhân dân”.

Được biết, Cty CP Hữu nghị Đa khoa Nghệ An do 3 cổ đông sáng lập, bao gồm Cty CP Đầu tư Cotec HealthCare (đóng góp 51% vốn điều lệ bằng tiền mặt), Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (đóng góp 40% vốn bằng giá trị phần kinh phí bồi thường GPMB, giá trị thương hiệu và giá trị lợi thế vị trí địa lý mặt bằng khu đất), Cty CP Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng (đóng góp 9% vốn điều lệ bằng tiền mặt, tương đương 18 tỷ đồng).

Sau rất nhiều lần đối thoại, trước làn sóng phản ánh ngày một dâng cao, tỉnh Nghệ An đã đi đến thống nhất mở lại tuyến đường Hồ Tông Thốc theo đúng nguyện vọng của người dân. Thấy sai biết sửa là điều đáng ghi nhận, tiếc thay việc khắc phục nhìn chung chưa đến đầu đến đũa…

Né tránh

Phải thừa nhận chủ trương “bịt đường” Hồ Tông Thốc là một quyết định thất sách, hành động này không những gây ra hiệu ứng dư luận không tốt mà còn trực tiếp làm hao tổn tiền ngân sách nhà nước. Cụ thể, hơn 4,5 tỷ là kinh phí “mở đường” được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt.

Từ thực tế trên việc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan là nội dung thực sự cấp thiết. Dù vậy, đã hàng tháng trời trôi qua vấn đề này gần như đang bỏ ngỏ.

Đường đã thông nhưng trách nhiệm chưa được làm rõ. Ảnh: Việt Khánh

Đường đã thông nhưng trách nhiệm chưa được làm rõ. Ảnh: Việt Khánh

Nhằm rộng đường dư luận, PV Báo NNVN đã liên hệ với ông Đặng Thanh Tùng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (người chịu trách nhiệm phát ngôn).

Mặc dù đã tiến hành các bước theo hướng dẫn nhưng sau nhiều ngày PV vẫn không nhận được nội dung phản hồi chi tiết.

Mãi đến ngày 18/2/2020, UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành công văn số 741/UBND-CN truyền đạt lại ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh như sau: “Giao UBND TP Vinh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin”.

Những tưởng khi cấp trên trực tiếp chỉ đạo, các bộ phận liên quan sẽ gấp rút thực hiện. Tuy nhiên qua nắm bắt diễn biến thực tế, các đơn vị này gần như chưa được đả động đến nơi.

Cần nói rõ, việc cung cấp, phản hồi thông tin báo chí một cách kịp thời là nội dung được cấp lãnh đạo tỉnh Nghệ An nhiều lần đề cập đến, tuy nhiên giữa phát biểu và thực tiễn dường như chưa song đôi.

Trở lại vụ việc, được biết ông Lê Sỹ Chiến, Phó Chủ tịch UBND TP Vinh là người đã ký công văn bịt đường Hồ Tông Thốc. Thế nhưng điều dư luận băn khoăn là liệu cá nhân ông Chiến có đủ thẩm quyền quyết định vấn đề hệ trọng này hay không?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm