| Hotline: 0983.970.780

Y học cổ truyền ‘trúng lớn’ nhờ Covid-19

Thứ Tư 01/07/2020 , 08:19 (GMT+7)

Những phương pháp điều trị , phòng ngừa Covid-19 theo y học cổ truyền được ví như “cây ATM” sinh lợi ở Trung Quốc, bất chấp chúng còn gây tranh cãi trong giới khoa học.

Lợi nhuận khủng

Theo đó, một trong những phương thuốc thuộc diện này được lấy cảm hứng từ cuốn cẩm nang y học học cổ truyền từ cách đây 1.800 năm đã đắt hàng như tôm tươi, xuất khẩu ra cả nước ngoài.

Ngành y học cổ truyền Trung Quốc trúng đậm nhờ đại dịch Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Ngành y học cổ truyền Trung Quốc trúng đậm nhờ đại dịch Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Đó là đông dược dạng viên nang có tên Liên hoa Thanh ôn (Lianhua Qingwen) đã tạo ra khối tài sản khổng lồ cho tập đoàn sở hữu Shijiazhuang Yiling, cũng như nhiều cổ đông của hãng y dược cổ truyền có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh.

Ông Wu Xiangjun, Tổng giám đốc công ty dược phẩm Shijiazhuang Yiling cho biết, doanh số bán hàng của hãng đã tăng gấp đôi trong quý I năm 2020 và hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục thúc đẩy sản xuất các sản phẩm đã có giấy phép đăng ký để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo SCMP, mặc dù doanh số các sản phẩm thuốc của hãng y dược cổ truyền này tăng mạnh kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát nhưng nhìn chung các nhà sản xuất thuốc đông y tại Trung Quốc vẫn phải đối mặt với “cuộc chiến không có hồi kết” để chứng minh tính hiệu quả nhằm duy trì thị phần trong nước và giành được sự thừa nhận ở nước ngoài.

Có tới năm loại thuốc Đông y đã được xác định có hiệu quả ức chế COVID-19 ở đại lục. Ảnh: RT

Có tới năm loại thuốc Đông y đã được xác định có hiệu quả ức chế COVID-19 ở đại lục. Ảnh: RT

Ông Wu cho biết, đến nay loại thuốc viên nang Liên hoa Thanh ôn đã được đăng ký tại Hồng Kông, Macao, Brazil, Indonesia, Canada, Mozambique, Romania và nhiều nước trên thế giới và đều được cấp phép đưa ra thị trường. 

Báo cáo lợi nhuận ròng của tập đoàn hiện đã tăng 52% lên 438 triệu nhân dân tệ so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo cổ phiếu niêm yết ở Thâm Quyến cũng tăng vọt 148%, đạt 30,58 nhân dân tệ cho mỗi cổ phiếu. Trong khi đó, số lượng cổ đông cũng đã tăng hơn gấp đôi lên con số trên 108.000 chỉ trong vòng 3 tháng, kể từ cuối năm ngoái.

Viên nang Liên hoa Thanh ôn được bào chế vào năm 2003 để điều trị Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Sars). Nó được chiết xuất từ 13 loại thảo dược khác nhau, dựa trên một đơn thuốc được truyền lại từ các y văn cổ truyền Trung Hoa thuộc triều đại nhà Hán (206 trước Công nguyên- 220 sau Công nguyên).

Hồi tháng Hai năm nay, loại thuốc này đã chính thức được phê chuẩn là một trong nhiều liệu pháp tiêu chuẩn quốc gia điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19, cùng với hai loại thuốc y học cổ truyền khác. Cho đến nay, cả y học hiện đại lẫn cổ truyền thế giới vẫn chưa có vacxin hay phương thuốc hữu hiệu nào đặc trị được căn bệnh của đại dịch này.

Vươn ra thế giới?

Sự nổi tiếng của loại thuốc cổ truyền này thậm chí còn được các đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài khuyên du học sinh là thứ “bất ly thân” cùng với khẩu trang và chai xịt khử khuẩn.

Sản phẩm viên nang Liên hoa Thanh ôn cháy hàng. Ảnh: TCM

Sản phẩm viên nang Liên hoa Thanh ôn cháy hàng. Ảnh: TCM

Hiện loại thuốc này đang được chào bán với giá 24 USD/hộp trên trang thương mại điện tử eBay ở Anh, trong khi tại đại lục mỗi hộp có giá khoảng 25 nhân dân tệ (tương đương 4 USD).

Nhờ có đại dịch, ngành y học cổ truyền Trung Quốc cũng “đánh tiếng” cảm ơn sự  khuyến khích và hỗ trợ của giới chức chính phủ đã góp phần chấn hưng vai trò quan trọng của y học cổ truyền trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước, bất chấp những tranh cãi dữ dội về tính hiệu quả của nó.

Theo các ước tính khác nhau, hiện quy mô ngành này chiếm từ 18 đến 30% thị trường dược phẩm, được định giá 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (283 tỷ USD) của Trung Quốc.

 Bác sĩ Mandy Zuo công tác tại một bệnh viện công ở thành phố Thiên Tân cho biết, chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu điều trị các bệnh thông thường như cảm lạnh và tiêu chảy theo phương pháp cổ truyền kể từ khi đại dịch nổ ra.

Tuy nhiên ông Zhang Jianlin, chuyên gia phân tích y tế thuộc hãng tín dụng ICBC International cho biết, một khi y học cổ truyền Trung Quốc thuyết phục niềm tin của phương Tây và chứng minh giá trị về kiểm định lâm sàng tốt thì sản phẩm có thể vươn ra thị trường thế giới.

Một nhà sản xuất đông dược khác là Thiên Tân Chase Sun, với sản phẩm xuất thuốc tiêm tĩnh mạch Xuebijing cũng được ngành y tế đưa vào trị liệu Covid-19 đã cho doanh thu tăng vọt lên 178 triệu nhân dân tệ và giá cổ phiếu đến nay đã tăng 57%. Một doanh nghiệp chuyên bào chế thuốc đông y khác là Sơn Đông Wohua, chuyên sản xuất thuốc nam dạng hạt hạt điều trị cúm cũng đã tăng trưởng 226% lợi nhuận ròng, đạt 44,1 triệu nhân dân tệ.

Trong khi đó, cho đến nay hầu hết các nhà khoa học và bác sĩ được đào tạo ở phương Tây vẫn hoài nghi về hiệu quả của các phương thuốc truyền thống, vì cho rằng chúng không được trải qua các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt và chứng minh cụ thể được công năng.

Bình luận về vấn đề này, ông Xu Jingren, chủ tịch tập đoàn đông dược Yangzijiang, nhà sản xuất thuốc y học cổ truyền có trụ sở tại tỉnh Giang Tô cho biết, sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây cũng đồng nghĩa là sẽ rất khó để y học cổ truyền Trung Quốc vượt ra khỏi đại lục.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm