| Hotline: 0983.970.780

Ý nghĩa của quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương

Thứ Ba 24/05/2016 , 08:44 (GMT+7)

Theo tường thuật của Đài Truyền hình Mỹ CNN, lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, vốn tồn tại hàng chục năm qua, đã được dỡ bỏ hoàn toàn và đây là biểu hiện của một mối quan hệ hợp tác quân sự sâu sắc hơn giữa hai nước.

“Ông Obama bác bỏ ý kiến cho rằng việc này nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực”, bài trên CNN viết.

“Thay vào đó, nó thể hiện mong muốn tiếp tục bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam và xóa bỏ một lệnh cấm bắt nguồn từ những khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước”, bài báo dẫn lời Tổng thống Obama. Theo CNN, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là động thái mang tính biểu tượng về sự bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù, vốn được cựu Tổng thống Bill Clinton khởi động từ năm 1995, hơn là một thỏa thuận mang tính thương mại hay quân sự.

Về diễn biến này, tờ báo uy tín hàng đầu nước Mỹ New York Times nhận định, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là sáng kiến quan trọng nhất trong chuyến thăm của ông Obama.

Còn tờ Washington Post thì gọi sự kiện này là “một bước đi lịch sử”. Tờ này trích ý kiến của một số quan chức Nhà Trắng cho rằng, dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận sẽ cho phép Mỹ bán vũ khí quân sự cho Việt Nam trên cơ sở từng thương vụ một (có nghĩa là có thể bán hoặc không, tùy từng trường hợp, từng loại vũ khí cụ thể).

Patrick Cronin, một chuyên gia về châu Á - Thái Bình dương của Trung tâm An ninh Mỹ nói: Washington và Hà Nội muốn chuyển đến Trung Quốc một thông điệp rằng "các láng giềng của Trung Quốc đã sẵn sàng tự bảo vệ trước các gây hấn". Không tìm kiếm chiến tranh nhưng họ muốn nói rằng "chúng tôi sẽ không ngồi yên mãi đâu”.

Nhà báo Cindy Saine, phóng viên chuyên theo dõi hoạt động của Nhà Trắng của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) viết trên trang Twitter: “Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí kéo dài hàng thập kỷ đối với Hà Nội: Một mức độ tin tưởng (lẫn nhau) mới”.

Hãng tin Reuters của Anh nhận định, lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ sẽ “tạo ra sức ép chiến lược” đối với Trung Quốc, trong khi làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Động thái này cũng “cung cấp cho Việt Nam một đòn bẩy trong các thương vụ mua bán vũ khí tương lai với các nhà thầu vũ khí quốc tế, đặc biệt với bạn hàng lâu năm là Nga”.

Collin Koh, một chuyên gia quân sự thuộc trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam của Singapore nhận định trên Reuters: “Trong khi Việt Nam gần đây đã có tàu ngầm trang bị tên lửa đối đất, các radar phòng không tiên tiến và máy bay chiến đấu hiện đại, nước này rất có thể muốn mua các thiết bị trinh sát và tình báo tân tiến từ Mỹ.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…