| Hotline: 0983.970.780

Yêu nghề, nghề không phụ

Thứ Hai 03/03/2014 , 12:24 (GMT+7)

Nhiều thành viên trong Ban chấm thi Hội thi tay nghề cấp Bộ lần thứ 6 có chung nhận định, đây là cuộc thi khó khăn nhất từ trước đến nay.

Nhiều thành viên trong Ban chấm thi Hội thi tay nghề cấp Bộ lần thứ 6 có chung nhận định, đây là cuộc thi khó khăn nhất từ trước đến nay bởi trình độ tay nghề của các thí sinh (TS) đạt giải Nhất quá xuất sắc, chênh nhau không nhiều. PV NNVN đã gặp gỡ 3 TS trong số 43 em đạt giải Nhất.

Huỳnh Thị Lý, Trường Cao đẳng nghề cơ điện & xây dựng Bắc Trung bộ:
"Chỉ thích làm nghề giống cha"

Là TS nữ duy nhất của hội thi, cô lớp phó học tập Huỳnh Thị Lý càng vinh dự hơn khi em cũng nằm trong danh sách TS đạt giải Nhất với môn thi rất “khô”: Lắp ống nước. Chính vì vậy, khi nghe Ban giám khảo thông báo kết quả, Lý quá bất ngờ. Bởi vì Lý biết, 90% “đối thủ” kia đều là nam giới có tay nghề vững nhất do nhiều trường khá mạnh cử đi.

Lý kể, đề thi lắp ống nước thải khí ga, đường ống nóng - lạnh đã “ngốn” của em gần 6 tiếng ròng, có lúc tưởng chừng quá sức đối với một cơ thể chỉ chưa đầy 40 kg như em. Thế nhưng, lúc đó em nhớ tới lời các thầy cô giáo trong trường dặn dò, nhớ những kỳ vọng của các bạn trong lớp nên em lại hít thật sâu, thở mạnh để lấy tiếp nội lực hoàn thành bài thi.

Ngay khi biết được mình đạt giải, người đầu tiên mà Lý thông báo tin vui là mẹ, bởi mẹ luôn là người ủng hộ cho em từ ngày đầu tiên vào trường học toàn nam giới này. Không gặp được con, mẹ em điện thoại liên tục để thăm hỏi, động viên và hỏi xem có thiếu thốn gì không? “Con được giải Nhất rồi mẹ ạ”, qua điện thoại giọng Lý nghẹn ngào pha chút vui sướng, tự hào khoe.

Thành tích này Lý cũng muốn tặng lại cho thầy giáo Nguyễn Thanh Chiến, giáo viên chủ nhiệm bộ môn lắp đặt ống nước của trường bởi chính thầy là người đã dành phần lớn thời gian trong ngày để ôn luyện cho em suôt 2 tháng trước lúc thi.

“Em thấy nghề lắp ống nước này cũng lạ lắm”- lớp phó học tập Huỳnh Thị Lý nói tiếp. Nó lạ ở chỗ, những ống nhựa tròn, dài ngoằng và tưởng như vô cảm lại vẫn chịu khuất phục bởi một đứa con gái nhỏ bé như em để trở thành vật phẩm có giá trị với cuộc sống.

Trưởng Ban chỉ đạo Hội thi tay nghề cấp Bộ lần thứ 6 Nguyễn Minh Nhạn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN-PTNT không giấu niềm vui “khoe” ngay khi hội thi kết thúc: Đây là hội thi có nhiều cái nhất. Đông thí sinh nhất, nhiều trường tham dự nhất với nhiều môn thi nhất, chất lượng nhất và Ban tổ chức phải làm việc “căng” nhất để lựa chọn ra bài thi có chất lượng nhất. Ngoài ra, thời tiết thuận lợi cũng là yếu tố giúp hội thi thành công. Cũng theo ông Nhạn, Ban chỉ đạo cũng quyết định chọn Trường CĐN Cơ điện, xây dựng & nông lâm Trung bộ đăng cai tổ chức Hội thi tay nghề cấp Bộ lần thứ 7 sẽ diễn ra vào năm 2016.

Thế nhưng, điều ít người biết được rằng, Lý chọn cho mình một nghề học nổi tiếng là vất vả này chỉ vì “sau này được làm nghề giống ba”. Thấy con gái út chẳng thể hiện chút nữ tính như 3 chị gái của nó mà chỉ thích những trò như con trai hay chọc ngoáy, bẻ ném bất cứ thứ gì trong tầm tay. Vì thế, ba Lý, công nhân lắp đặt ống nước Nhà máy nước tỉnh Bình Định thường cho con gái út cùng đi sửa nước với mình.

Cứ thế, sự yêu thích những ống nhựa tròn, tưởng như vô cảm mỗi ngày một lớn và ngấm dần vào đứa con gái nhỏ bé này. Vì vậy, ngay khi học hết cấp 3, lựa chọn đầu tiên của Lý là thi vào Trường CĐN Cơ điện & xây dựng Bắc Trung bộ có môn học lắp ống nước với hy vọng sau này được làm nghề giống ba.

Nói về tương lai sau này, Lý cho biết, nếu như phần lớn các bạn đều mong tìm được việc làm nhẹ nhàng, thu nhập ổn định thì em lại muốn trở thành nữ công nhân lắp ống nước như bố. "Riêng chuyện tình cảm, nếu như nghề sẽ khiến cho em gặp khó trong chuyện tìm được người bạn trai “tâm đầu ý hợp” và có thể chia sẻ buồn vui?" - Tôi hỏi. Lý tủm tỉm, mỉm cười: “Đến với nhau bởi tình cảm thì mới vững bền. Chứ vì lý do công việc thì chứng tỏ họ chẳng yêu thương mình!”.

Trần Văn Hậu, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện & xây dựng Bắc Ninh:
Yêu nghề, nghề không phụ

Dù đã ẵm gọn giải Nhất với môn thi Xây gạch, cậu sinh viên năm thứ 3 Trần Văn Hậu vẫn cảm thấy “cảm giác lạ” thế nào ấy. Tất cả cũng bởi trước lúc thi, Hậu được “bật mí”, Xây gạch là môn thi có đông thí sinh nhất, lại toàn các trường “siêu mạnh”. Vì thế, Hậu làm bài thi với tâm lý bình tĩnh bởi chắc gì đã có giải. Nhưng ông trời đã không phụ cậu sinh viên trầm tính, chăm học kia. Và, người đầu tiên em chia sẻ niềm vui bất ngờ là ba mẹ. Để khích lệ cậu con trai, ba mẹ còn hứa sẽ thưởng nếu như đạt giải nhưng sẽ bí mật đến khi về nhà.

Rồi Hậu kể về “cái duyên” đã đưa em đến với nghề xây dựng sau nhiều lần được bố cho đi phụ cùng. Em càng lạ hơn khi thấy từ những viên gạch sần sùi, bẩn thỉu hay vỡ vụn mà nhiều người sẵn sàng ném đi mà mình lại xây được thành những công trình đẹp, hoành tráng. Vì vậy, ngay khi cầm bằng tốt nghiệp trên tay (khoảng 3 tháng nữa) thì em sẽ cùng bố... đi phụ hồ cho mấy công trình đang làm dang dở.

Sinh năm 1992, có nghĩa mới 22 tuổi đời nên quãng đường trước mắt còn rất dài. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình nên ngay khi ra trường Hậu sẽ dành vài năm đi làm để phụ giúp cho bố mẹ. Sau đó em sẽ học tiếp liên thông đại học để nâng cao trình độ tay nghề. Có vậy, em mới đạt được mong muốn bấy lâu là tự mình xây nên nhiều ngôi nhà to, đẹp, vững chắc.

Hậu kết thúc cuộc nói chuyện ngắn bằng nhận định có vẻ già hơn so với độ tuổi 22: Em tin rằng, nếu yêu nghề thì nghề cũng không phụ mình.

Nguyễn Văn Thuấn, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện & thủy lợi:
Tay nghề không phụ thuộc vào độ tuổi

Trong danh sách 18 TS được lựa chọn để tham dự Kỳ thi tay nghề cấp Quốc gia vào tháng 5/2014, Ban tổ chức đánh giá khá cao về tay nghề của Nguyễn Văn Thuấn khi trực tiếp thấy em “thu phục” bài thi khá khó chỉ trong 15 phút (trong khi thời gian quy định là 60 phút).

Đạt giải cao đấy, nhưng Thuấn hầu như chẳng thể hiện ra mặt, thậm chí còn chút nhút nhát, kiệm lời khi có người hỏi về mình. Và, cho đến lúc này giải Nhất đối với em quá bất ngờ bởi trước khi đi thi, em chỉ coi đây là môi trường để xem trình độ tay nghề của mình ở mức độ nào nên làm bài thi với tâm lý rất nhẹ nhàng.

Rồi chàng sinh viên năm thứ 3 Khoa Điện lạnh kể về “nhân duyên” đã đưa em đến với nghề. Đó là ngay từ nhỏ xíu, Thuấn đã thể hiện niềm yêu thích bất kể thứ gì có liên quan đến điện lạnh như điều hòa, máy giặt. Có lúc em tự đặt cho mình những câu hỏi nghe rất “trẻ con”: Tại sao chiếc máy điều hòa nhỏ bé nhà bác hàng xóm có lại khiến cho cả căn phòng to lớn mát lạnh. Hay chiếc máy giặt kia quay hướng nào khiến cho cả đống quần áo khô ráo? Và, chỉ cần nhìn thấy chúng là Thuấn có cảm giác rạo rực và ngắm nhìn một cách say mê. Có lẽ quyết tâm trở thành thợ điện lạnh cũng lớn dần theo tuổi của em.

Thuấn cũng cho hay, ngay khi cầm bằng tốt nghiệp vào tháng 6 này, em sẽ đi làm để thỏa mãn sự đam mê của mình, đồng thời cũng giúp chính cuộc sống của em ổn định. Vài năm sau mới tính đến chuyện học nâng cao tay nghề. Cũng theo Thuấn, em không phải là người có hoài bão bởi vì với em, "chỉ nên mơ ở tầm cao nhất định, nếu quá cao thì dễ ngã đau”, Thuấn mỉm cười nói.

“Em sẽ chuẩn bị thế nào cho kỳ thi tay nghề quốc gia sắp tới?”. Thuấn cười mộc mạc: “Em không biết nữa. Có lẽ chỉ biết mang tất cả kiến thức mà được các thầy dạy trong trường để so găng với các bạn thôi”.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm