| Hotline: 0983.970.780

10 tật xấu có lợi cho sức khỏe

Thứ Sáu 18/01/2013 , 10:35 (GMT+7)

Tật xấu ai cũng biết là không có lợi, khó sửa song trong một chừng mực nào đó lại có lợi cho sức khỏe...

Tật xấu ai cũng biết là không có lợi, khó sửa song trong một chừng mực nào đó lại có lợi cho sức khỏe, như một số trường hợp dưới đây vừa được khoa học kiểm chứng.

1. Càng bồn chồn lo lắng càng tăng mức đốt mỡ của cơ thể

Bồn chồn (Fidget) là tật xấu nhiều người mắc phải, dấu hiệu dễ nhận thấy như đứng ngồi không yên, đi ra đi vào... Song theo một nghiên cứu mang tên Reverse Heart Disease Now do các chuyên gia Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) thực hiện cho thấy: Những người mắc tật này lại có mức chuyển hóa, đốt mỡ rất cao, không khác gì người luyện tập hay lao động chân tay. Mức đốt mỡ tăng tới 45% so với nhóm không có tật xấu này. Lý do, khi cơ thể bồn chồn, chuyển động đã gây kích hoạt não bài tiết ra các loại hormone làm tăng quá trình đốt mỡ để phát sinh năng lượng.

 2. Buôn dưa lê

"Buôn dưa lê" là nói về tật xấu ngồi lê mách lẻo (gossiping), nhất là ở phụ nữ và theo nghiên cứu của ĐH Brown (Mỹ) thì chỉ cần 20 phút buôn dưa lê sẽ giúp cho 98% những người có tật xấu này giảm được stress căng thẳng, áy náy, tức giận trong vòng 4 giờ liên tục. Riêng phụ nữ, những người hay buôn dưa lê, lan truyền những tin "tích cực" giúp họ giảm được 72% trầm cảm trong vòng 3 tháng...

3. Tính lề mề

Tính lề mề, chần chừ (Procrastinating) là tật xấu nhiều người mắc phải, song theo nghiên cứu của ĐH Cagary (Canada) thì 75% người có tính xấu lại có ích cho sức khỏe, đặc biệt giúp người ta giảm cơn thịnh nộ, stress. Tương tự, ĐH Y khoa Hanburg Eppendorf (Đức) mới đây đã hoàn thành nghiên cứu và phát hiện thấy, những người phụ nữ có tính lề mề, nhởn nha đọc báo trên mạng lại là nhóm ít mắc chứng đau. Đơn giản, những hoạt động này giúp não sản xuất ra nhiều chất kháng đau, làm cho cơ thể dễ chịu hơn.

4. Bếp núc bề bộn

Thông thường, những người có tính cẩu thả thường để bếp núc nhà vệ sinh bề bộn, thậm chí ăn xong cũng không rửa bát ngay, quần áo thay ra không giặt... Theo nghiên cứu của ĐH Michigan (Mỹ) thì cọ rửa bếp bồn tắm, toilet liên tục bằng hóa chất tuy sạch, diệt được vi trùng sâu bọ, song nó lại nguy hiểm cho tính mạng con người hơn là những người lâu lâu mới dọn, thậm chí quá sạch làm cho côn trùng sâu bọ kháng thuốc. Để đảm bảo an toàn, giới chuyên môn khuyến cáo dùng nước nóng rửa bát, mỗi tuần nên dùng xà phòng để vệ sinh nhà bếp, chứ không nên rửa sạch hàng ngày bằng hóa chất hay sử dụng thuốc diệt côn trùng thường xuyên.

5. Không xoa kem khi ra nắng

Không xoa kem hoặc quên xoa kem chống nắng khi ra trời nắng đôi khi lại có lợi. Đó là kết luận của các chuyên gia ở ĐH Công nghệ Missiouri (Mỹ) sau khi kết thúc một nghiên cứu dài kỳ. Theo nghiên cứu này, việc lạm dụng quá nhiều kem chống nắng có thể gây ung thư da, nghĩa là hại nhiều hơn lợi, bởi kem thời nay chất lượng không đảm bảo, thậm chí có cả những loại hóa chất khi tiếp xúc với tia cực tím (UV) tạo ra phản ứng bất lợi, gây tổn thương da...

6. Liên tục nhắn tin qua mạng

ĐH Loma Linda (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu về tật xấu chuyên nhắn tin qua mạng của giới trẻ cho thấy, thói quen trên không hẳn là xấu, nó lại giúp người trong cuộc giảm trầm cảm và tăng tính tự tin. Ngoài ra nhờ hoạt động trên giúp làm tăng mối liên kết cộng đồng, giúp giới trẻ bỏ được nhiều tật xấu, đặc biệt là thói quen hút thuốc lá. Ngoài ra hoạt động này còn giúp não sản xuất hóa chất oxytocin làm tăng ý thức tính tự tin của con người. Tuy nhiên, mọi cái cũng không nên quá mức, nhất là khi lái xe.

7. Uống cà phê thay nước

Nước chữa được nhiều bệnh, còn cà phê thì ngược lại, đôi khi lại gây bệnh cho con người. Nhưng, theo nghiên cứu của ĐH Vanderbitt (Mỹ) thì cafein có trong cà phê có tác dụng đưa đường huyết vào các tế bào cơ bắp và não, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường xuống 50%. 

8. Nghiện sôcôla

Các chuyên gia ĐH California vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy, sôcôla là đồ ăn được hầu hết phụ nữ ưa chuộng và tật nghiện này không hẳn xấu như người ta tưởng. Theo đó, nếu ăn 2 aoxơ sôcôla thẫm màu (khoảng 60 gam) sẽ giảm mỡ máu xấu (LDL cholesterol) tới 14%, giảm 36% nguy cơ cục đông máu và cải thiện lượng máu tuần hoàn tới tim cao tới 48%. Ngoài ra sôcôla còn giàu chất chống ôxi hóa, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm thành động mạch và hạn chế chứng bệnh gan nhiễm mỡ.

9. Tật uống rượu, bia

Không ai cổ vũ cho thói quen uống rượu bia, nhất là những người có thói quen không thể sống thiếu đồ uống này, nhưng cái gì cũng có hai mặt. Bằng chứng, theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Oregon (Mỹ) thì uống điều độ bất kỳ loại rượu nào, hoặc bia đều có tác dụng làm tăng mỡ máu tốt (HDL cholesterol) tới 10%, giảm bệnh tim mạch, tăng trí nhớ và giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer tới 40%, tuy nhiên chỉ ở giới hạn cho phép và có lợi.

10. Ăn lòng đỏ trứng

Gần đây các nhà khoa học Canada cảnh báo ăn lòng đỏ trứng không có lợi cho sức khỏe, có hại cho tim không khác gì hút thuốc lá. Trong thực tế có người ăn lòng đỏ trứng cả đời nhưng chẳng việc gì. Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện có tên Framingham Heart Study, cho biết, không có mối liên quan giữa ăn lòng đỏ trứng với bệnh tim mạch, thậm chí lòng đỏ trứng còn có chứa nhiều chất chống ôxi hóa có lợi cho sức khỏe, nhất là giảm rủi ro mắc bệnh thoái hóa điểm vàng ở những người gốc Bắc Mỹ tới 40%.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm