| Hotline: 0983.970.780

5 hóa chất độc hại gây tắc nghẽn động mạch

Thứ Ba 31/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Rất đa dạng, có sẵn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng lại gây bất lợi cho sức khỏe, làm suy giảm tính đàn hồi động mạch, tắc nghẽn máu lưu thông, tăng bệnh tim mạch nhất là khi tiếp xúc dài kỳ.

1. Bisphenol-A có trong đồ hộp, nhựa

07-03-58_1

Bisphenol-A (BPA) là hóa chất gây rối loạn nội tiết (hormone), cản trở chức năng của hormone. Nó sao chép hiệu ứng estrogen, làm tăng bệnh béo phì, tuyến tiền liệt, ung thư vú và mầm mống gây bệnh tim.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu nồng độ BPA trong máu cao có thể làm gia tăng mảng bựa tiểu cầu bám vào thành động mạch, làm nghẽn khi vỡ ra, phát sinh các cơn đau tim, đột ngột và nặng có thể dẫn đến tử vong.

Các nhà khoa học Anh nghiên cứu BPA trong nước tiểu của gần 1.600 người trong suốt 10 năm và phát hiện thấy những người mắc bệnh tim thường có hàm lượng BPA trong nước tiểu cao hơn so với nhóm người bình thường.

- Giải pháp: Nên mua các loại đồ hộp thực phẩm và nước đóng chai có ghi dòng chữ BPA-free (không có BPA). Tránh sờ vào giấy tờ, hóa đơn in trên giấy nhiệt.

2. Phthalates có trong vật dụng nội trợ, nhà vệ sinh

Phthalates là hóa chất gây rối loại nội tiết, gây suy giảm số lượng tinh trùng, gây dị tật bẩm sinh, phát sinh béo phì và bệnh tiểu đường, vì vậy phthalates đã và đang bị cấm ở nhiều nước.

Theo 50 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy, nếu nồng độ phthalates trong máu cao có thể gây hiện tượng cứng hóa động mạch và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Thực tế, trẻ nhỏ bị bệnh huyết áp cao đều thuộc nhóm phơi nhiễm phthalate, hóa chất này có nhiều trong các vật dụng nội trợ như trong nhà vệ sinh, trong nhựa, sơn, mỹ phẩm…

- Giải pháp: Tránh dùng các loại kem có mùi thơm hắc, các mặt hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo .

3. Perfluorinated (PFCs) trong chảo chống dính

07-03-58_3

Ngoài dùng để chống dính xoong chảo, nhóm hóa chất này được dùng làm lớp phủ chống nước trên quần áo, đồ nội thất…, thủ phạm gây xáo trộn chức năng tuyến giáp, gây suy giảm chất lượng tinh trùng và sức khỏe thận, gia tăng bệnh tim mạch.

Theo nghiên cứu của Đan Mạch ở 500 trẻ em cho thấy, nhóm trẻ thừa cân có hàm lượng PFCs trong máu cao hơn so với nhóm không bị thừa cân, béo phì. Chính PFCs là thủ phạm làm tăng bệnh tim và tiểu đường, đặc biệt là làm tăng triglycerides (mỡ máu) và gây kháng insulin.

- Giải pháp: Tránh dùng các sản phẩm liên quan đến PFCs , nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

4. Polybrominated Diphenyl Este (PBDE) có trong quần áo, đồ nội thất và thảm trải nhà

Đồ nội thất, thảm đệm, nệm mới dùng là những sản phẩm có chứa Polybrominated Diphenyl Este (PBDE) và hàng chục hóa chất khác nhau, phát mùi khó chịu, thủ phạm làm suy giảm chỉ số thông minh (IQ) của con người...

- Giải pháp: Nếu có điều kiện nên lắp bộ lọc không khí chân không HEPA trong nhà, nên mua quần áo bằng cotton, đồ nội thất, nệm, đệm và các sản phẩm nội thất sản xuất từ vật liệu hữu cơ, thân thiện.

5. Perchlorate trong quá trình giặt khô

07-03-58_5

Perchlorate là hóa chất tuyệt vời trong việc loại bỏ các vết bẩn, chống nhăn cho quần áo, giúp khô nhanh, và tiết kiệm chi phí. Chính lợi thế này mà có tới 85% perchlorate được dùng cho dung môi giặt khô. Song mặt trái của nó ít ai ngờ tới, tiếp xúc với perchlorate gây chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu và buồn nôn.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thì perchlorate tình nghi là thủ phạm gây ung thư ở chuột và "có thể gây ung thư cho cả con người", bệnh tim mạch, tác động đến hệ thống enzyme và gây bệnh gan.

- Giải pháp: Nếu giặt quần áo khô nên phơi vài ngày rồi hãy mặc. Nên trang bị hệ thống lọc không khí và nước sinh hoạt cho gia đình.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm