| Hotline: 0983.970.780

5 triệu yen Nhật trong đống ve chai

Chủ Nhật 23/03/2014 , 16:58 (GMT+7)

Mở hộp gỗ ra, lập tức nhiều tờ tiền bay tứ tung ra ngoài nên mọi người xung quanh tập trung lại lượm. “Lúc đó tôi cứ ngỡ là tiền giả hay tiền âm phủ gì đó”

Chiều 22.3, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) vẫn đang tạm giữ 5 triệu yen Nhật (tương đương hơn 1 tỉ đồng) của chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê Quảng Ngãi) để bảo đảm an toàn cũng như tiến hành xác minh số tiền trên.

Tưởng tiền âm phủ

Tiếp chúng tôi trong căn nhà thuê chật chội nằm sâu trong hẻm 84 đường Trần Văn Quang, P.10, Q.Tân Bình, chị Hồng vẻ mặt chưa hết hoảng sợ kể lại câu chuyện “có thật như mơ” của mình. Cuối năm 2013, trong lúc đi mua ve chai trên đường Trần Văn Quang, chị được một người lạ bán cho hộp sắt hình vuông cao khoảng 0,5 m, đã gỉ sét, bên dưới có 4 chiếc bánh nhựa, với giá 100.000 đồng. Do thời điểm đó sắt đang rẻ nên chị để dành khi nào sắt lên giá sẽ đập ra bán kiếm lời.

Khoảng 15 giờ ngày 21.3, chị Hồng và chồng đem chiếc hộp sắt ra đầu hẻm đập để lấy sắt. Khi hộp sắt bị vỡ thì thấy bên trong có 1 chiếc hộp bằng gỗ ép. Mở hộp gỗ ra, lập tức nhiều tờ tiền bay tứ tung ra ngoài nên mọi người xung quanh tập trung lại lượm. “Lúc đó tôi cứ ngỡ là tiền giả hay tiền âm phủ gì đó”, chị Hồng kể. 

Nếu mọi người không kéo tới thì tôi cũng đem ra công an phường giao nộp. Cái gì không phải của mình thì nên trả nó về chủ thật sự của nó. (Huỳnh Thị Ánh Hồng)

Câu chuyện vợ chồng chị Hồng lượm tiền trong hộp sắt được truyền đi rộng rãi khiến nhiều người tập trung tới để xin. Đến chiều 21.3, có hàng trăm người tập trung tới hẻm dẫn vào nhà chị Hồng để xin tiền. Một số người quá khích đã lao vào nhà giật tiền, cũng như có những lời lẽ đe dọa đòi chị Hồng phải chia số tiền nói trên. “Thật sự lúc đó tôi không biết tiền gì cả, mà thấy nhiều người tập trung quá tôi rất hoảng sợ và lo lắng”, chị Hồng kể và cho biết ngay sau khi vụ việc xảy ra, chị gọi điện báo công an phường đến can thiệp.

Nhận tin báo, công an nhanh chóng có mặt để giải tán đám đông và mời vợ chồng chị Hồng lên công an phường làm việc. Tại đây, công an đã lập biên bản tiếp nhận số tiền 5 triệu yen từ vợ chồng chị, trong đó có những tờ tiền còn mới và cũ. “Từ hôm qua tới giờ tôi có ăn uống và ngủ nghỉ gì đâu. Đêm qua, hôm nay có nhiều người lạ cứ đứng trước nhà khiến tôi và mọi người ở đây không ai dám ngủ cả”, chị Hồng lo lắng nói.

Truy tìm chủ nhân số tiền lớn

Nói về số tiền rất lớn tình cờ phát hiện, chị Hồng tâm sự: “14 năm trong nghề mua bán ve chai tôi mới gặp trường hợp này. Nếu mọi người không kéo tới thì tôi cũng đem ra công an phường giao nộp. Cái gì không phải của mình thì nên trả nó về chủ thật sự của nó”.

Chị Hồng kể rằng để lại hai con ở quê, vợ chồng chị vào TP.HCM rong ruổi khắp nơi mua bán ve chai để mưu sinh qua ngày. Cuộc sống bữa đói, bữa no nhưng trong căn nhà thuê vẫn đầy ắp tiếng cười của những người cùng cảnh ngộ. “Sau khi giao nộp hết số tiền cho công an, tôi thấy lòng nhẹ nhõm. Tôi chỉ mong đủ sức khỏe để làm ăn nuôi hai con ăn học khôn lớn để sau này bọn nó không khổ như tôi là được rồi”, chị Hồng tâm sự.

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết sau khi nhận được thông tin của chị Hồng, công an đã có mặt để giải quyết vụ việc. Những người quá khích được công an mời lên để răn đe. Hiện công an đang tạm giữ số tiền chị Hồng giao nộp để đảm bảo an toàn cho chị cũng như gia đình, đồng thời tiến hành xác minh số tiền trên là của ai, có hợp pháp hay không.

>>Vợ chồng đồng nát trả lại 10 cây vàng 

Chị Hồng có thể được hưởng một phần

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định hiện nay, người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. UBND hoặc công an phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu lớn hơn thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương, phần giá trị còn lại thuộc nhà nước... Lê Nga (ghi)

 

(thanhnien.com.vn)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm