| Hotline: 0983.970.780

7 khám phá mới về bệnh mất ngủ

Thứ Hai 21/01/2013 , 10:34 (GMT+7)

Dưới đây là 7 khám phá mới về căn bệnh này vừa được công bố trên Tạp chí Y học My Health News của Mỹ số ra đầu năm 2013.

Mất ngủ (insomnia) là căn bệnh đến nay vẫn chưa hề có định nghĩa chính xác, vì vậy bệnh mất ngủ còn gọi là bệnh khó ngủ, tỷ lệ mất ngủ chiếm khoảng 33% dân số trên thế giới hiện nay.

Dưới đây là 7 khám phá mới về căn bệnh này vừa được công bố trên Tạp chí Y học My Health News của Mỹ số ra đầu năm 2013. 

1. Mất ngủ mạn tính gia tăng bệnh nghiện rượu

Theo nghiên cứu, những người mất ngủ lấy rượu giải khuây và mong giấc ngủ đến nhanh hơn là thói quen bất lợi, làm gia tăng bệnh nghiện rượu. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu ở 172 đàn ông và đàn bà ở Mỹ, công bố trên Tạp chí American Journal of Psychiatry số ra đầu năm 2013. Qua nghiên cứu cho thấy, những người mất ngủ có thói quen dùng rượu cao gấp 2 lần so với những người không mất ngủ và càng lâu thói quen này này sẽ làm cho con người lệ thuộc vào rượu và phát sinh tính nghiện rượu.

2. Mất ngủ có thể gây tử vong

Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England Journal of Medicine mới đây, một người đàn ông ở Anh 53 tuổi đã bị tử vong vì bệnh thiếu ngủ, chỉ ngủ 2-3 giờ mỗi đêm, sau 2 tháng thời gian ngủ rút lại chỉ còn 1 giờ, kèm theo những giấc mơ hãi hùng và sau đó sức khỏe bắt đầu suy sụp, 5 tháng sau mất ngủ hoàn toàn, người run rẩy, khó thở và dẫn đến tử vong.

Sau khi người đàn ông trên qua đời các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và khám phá ra nhiều bí ẩn, gia đình này từng có 2 người chị, và một vài người họ hàng thân thích qua đời vì căn bệnh mất ngủ. Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện thấy, bệnh mất ngủ gây chết người mang tính di truyền Fatal familial insomnia (gọi tắt là bệnh FFI), căn bệnh di truyền hiếm gặp và có tỷ lệ tử vong cao.

3. Hormone- thủ phạm gây mất ngủ ở phụ nữ

Quỹ Nghiên cứu giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF) vừa hoàn thành nhiều nghiên cứu và phát hiện thấy: Phụ nữ có tỷ lệ mất ngủ cao gấp 2 lần so với đàn ông, thủ phạm chính là do hormone gây ra. Hiện tượng mất ngủ ban đêm và buồn ngủ ban ngày đều có liên quan mật thiết đến sự giao động hormone trong cơ thể. Ví dụ như gián đoạn thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn mãn kinh.

Năm 1998, NSF đã thực hiện một cuộc điều tra trên quy mô diện rộng và phát hiện thấy có 80% phụ nữ bị gián đoạn giấc ngủ trong thời kỳ mang thai, trong khi đó vào những giai đoạn khác họ lại không bị mất ngủ, còn những người mãn kinh thì hầu hết là bị gián đoạn hoặc khó ngủ ở những mức độ khác nhau. Ngoài mất ngủ việc thay đổi hormone còn tạo ra nhiều thay đổi khác như bồn chồn, trầm cảm, ngáy khi ngủ hoặc mắc chứng bất động, tê chân khi ngủ.

4. Thuốc ngủ tác dụng thấp

Theo nghiên cứu của NSF, mặc dù thuốc ngủ không phát huy tác dụng như mong muốn, thậm chí còn để lại nhiều tác dụng phụ nhưng số lượng người dùng thuốc ngủ tại Mỹ đang có chiều hướng tăng nhanh mạnh. Trung bình cứ 4 người Mỹ thì có 1 dùng loại dược phẩm này.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Bệnh viện National Jowish Health ở Calorado thì không có bằng chứng cho thấy thuốc ngủ có thể cải thiện được giấc ngủ cho con người, thậm chí còn kém cả liệu pháp hành vi nhận thức hay còn gọi là liệu pháp tâm giao, thậm chí như nghiên cứu công bố trên Tạp chí BMJ Open của Mỹ số tháng 2/2012 thì những người dùng các loại thuốc ngủ có tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần so với những người không dùng thuốc ngủ.

5. Mất ngủ gia tăng béo phì

Theo nghiên cứu những người bị mất ngủ là nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh dư thừa trọng lượng béo phì cao gấp 3 lần so với những người ngủ tốt. Riêng những người có thói quen ngủ bất thường do tính chất công việc cũng thuộc nhóm có tỷ lệ dư thừa trọng lượng cao. Ví dụ, những người làm ca đêm, hay đi công tác nước ngoài, giờ giấc bị đảo lộn, không phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể.

6. Động vật, côn trùng cũng mất ngủ

Các chuyên gia ĐH Y khoa Washington- Mỹ (WUSM) vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy không chỉ có con người mắc bệnh mất ngủ mà động vật, côn trùng cũng mắc bệnh mất ngủ. Ví dụ, loài ruồi giấm, chó cũng có thể mất ngủ tới hàng tuần. Bằng chứng, loài ruồi giấm, mỗi ngày có thể ngủ tới 10 giờ, nhưng cũng có con bị mắc bệnh nên chỉ ngủ khoảng 1 tiếng, hoặc loài chó cũng mắc bệnh tương tự, và do mất ngủ nên những con chó tự nhiên mắc bệnh béo phì và càng béo, nặng cân lại càng ít ngủ.

7. Bệnh mất ngủ mang tính di truyền

Tạp chí Sleep của Mỹ số ra cuối năm 2012 đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia người Mỹ phát hiện thấy, các chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ đều mang tính di truyền. Kết luận này được dựa vào nghiên cứu ở 953 người lớn, những người này tự nhận là ngủ tốt, nhưng lại có dấu hiệu mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Qua nghiên cứu cho thấy, có tới 35% số người mắc chứng mất ngủ liên quan đến tiền sử gia đình. Ngoài ra, nhóm tuổi teen sinh ra từ gia đình có bố mẹ mắc bệnh mất ngủ cũng là nhóm lạm dụng thuốc ngủ nhiều nhất, gia tăng bệnh thần kinh, đặc biệt chúng còn mắc bệnh mất ngủ cao gấp 2 lần so với những đứa trẻ sinh ra trong gia đình không có người mắc bệnh mất ngủ. Ngoài ra, nhóm trẻ này còn mắc các loại bệnh khác như trầm cảm, bồn chồn, quyên sinh, lạm dụng chất kích thích.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm