| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống mới trên thương cảng cổ

Thứ Tư 16/10/2013 , 10:37 (GMT+7)

Thương cảng Vân Đồn từ lâu đã nổi tiếng vì có nhiều sản vật quý, là một trong những điểm đến, đồng thời cũng là xuất phát điểm của “Con đường tơ lụa trên biển”.

Thương cảng Vân Đồn từ lâu đã nổi tiếng vì có nhiều sản vật quý, là một trong những điểm đến, đồng thời cũng là xuất phát điểm của “Con đường tơ lụa trên biển”.

>> Hang Tỉnh uỷ
>> Về Bãi cọc Bạch Đằng nghe kể chuyện đánh giặc

Trong các thương cảng lớn của nước ta, thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) là một hiện tượng tương đối dị biệt. Bởi lẽ, trong khi hầu hết các thương cảng như: Phố Hiến, Hội An, Nước Mặn…. đều là các cảng hình thành ven sông hay vùng cửa sông, thì Vân Đồn là cảng biển, tách biệt hoàn toàn với đất liền.

Liên tục trong suốt 7 thế kỷ, từ khi vua Lý Anh Tông mở trang Vân Đồn năm 1149 cho đến cuối thế kỷ XVIII (khi hệ thống thương mại châu Á trên biển đã suy tàn), thương cảng này trở thành trung tâm trao đổi hàng hoá lớn nhất của nước ta với nước ngoài. Các mặt hàng giao thương đa phần là những đồ quý giá như ngọc trai, ngà voi, sừng tê giác, trầm hương…

Theo bà Vũ Thị Khánh Duyên, BQL các Di tích trọng điểm Quảng Ninh, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên); Hội An (Quảng Nam) mở cửa cho các thuyền buôn nước ngoài được vào sâu trong nội địa buôn bán, thương cảng Vân Đồn dần mất hẳn vai trò thương mại.

Cư dân trên các bến cổ di chuyển đi nơi khác. Kho tàng, bến bãi, nhà cửa bị phá bỏ… Hệ thống các bến thuyền cổ chuyển thành bến phục vụ nhu cầu tối thiểu của nhân dân địa phương cho sản xuất nghề cá, nghề muối.

Để tìm về cuộc sống trên thương cảng cổ Vân Đồn hôm nay, tôi đã có mặt trên một chuyến tàu tốc hành theo lộ trình từ cảng Cái Rồng ra đảo Quan Lạn với quãng đường dài 40 km.


Một góc xã đảo Quan Lạn

Ngồi trên khoang tàu ngắm biển xanh mênh mông, xung quanh là các ngọn núi đá nhô lên như những cây nấm khổng lồ màu xám trắng, tâm trí tôi cứ mơ hồ mường tượng về vùng đất nơi mình sắp cập bến: một nơi hoang vu với lác đác những nếp nhà tạm bợ; dịch vụ hàng hoá thiếu thốn; cuộc sống của con người tù túng, quẩn quanh…

Nhưng, trí tưởng tượng của tôi hoàn toàn đối lập với hiện thực. Đảo Quan Lạn dần hiện ra trong làn sương thu mỏng. Ở đó, những ngôi nhà tầng cao rộng nối tiếp nhau thành dải dài dằng dặc hệt như một khu đô thị trong đất liền. Cảnh tượng đó tạo ra sự ngỡ ngàng cho tất cả hành khách lần đầu thăm đảo.

Tàu cập cảng Vân Đồn (mới), những trai tráng có làn da rám nắng làm nghề lái xe lam chào đón chúng tôi bằng nụ cười thân thiện. Dạo một vòng quanh đảo trên những cung đường rộng thênh thang đã được bê tông hoá, ngắm nhìn hàng trăm du khách đang vui đùa với biển xanh cát trắng ở bãi tắm Sơn Hào, Quan Lạn; phía xa khơi là tàu thuyền đánh cá… tôi đã lý giải được một phần vì sao hòn đảo này lại phát triển đến vậy.

Bà Vũ Thị Khánh, Thường trực Đảng uỷ, Phó Chủ tịch HĐND xã Quan Lạn, cho biết: Cuộc sống của người dân xã đảo Quan Lạn hôm nay so với ngày xưa khác một trời một vực. Những năm 1995 ngược về trước, vì không có tiền sắm thuyền lớn, ngư dân chỉ đánh bắt thuỷ hải sản trên các ghe, thuyền nhỏ quanh vụng. Bốn bề bao quanh là biển khơi, con cá, con cua của họ không biết bán cho ai nên chỉ dùng để ăn trong gia đình.

Ngoài nghề ngư, mỗi hộ cũng có một ít ruộng trồng lúa, tuy nhiên do chất đất chủ yếu là cát pha nên năng suất cực kém. Điều đặc biệt, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch hoá gia đình nên hầu hết các cặp vợ chồng đều sinh đẻ đông con. Không ít gia đình có 10 người con, đẩy cái nghèo ngày càng trở nên trầm trọng.

Hình ảnh những bát cơm độn đầy ngô, khoai trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân đã trở nên quá quen thuộc. Cũng chính vì cảnh sống nghèo khó và bế tắc ấy, không ít gia đình không thể bám trụ được đảo. Họ phải quấn gói đồ đạc đưa nhau vào đất liền kiếm kế mưu sinh.


Nghề làm mắm rất phát triển trên xã đảo Quan Lạn

Từ năm 2000 trở lại đây, khi cửa khẩu Móng Cái được thông quan, hoạt động buôn bán giao lưu hàng hoá từ đảo Quan Lạn vào đất liền cũng được mở rộng. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc rất ưa thích mặt hàng sá sùng nên thương lái thu mua với giá cao ngất ngưởng.

Nếu như trước đây, 1 kg sá sùng khô chỉ đổi được 10 kg gạo thì đến nay, 1 kg có giá trị tương đương 3 tạ gạo (2,7 triệu/kg). Thậm chí, vào những dịp lễ, Tết, giá sá sùng tăng vọt lên 3,5 triệu/kg. Trông thấy lợi nhuận cao từ việc đánh bắt sá sùng, hàng loạt chị em phụ nữ đã coi đây là nghề chính, thu nhập bình quân khoảng 5 triệu/người/tháng.

Bên cạnh đó, nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn đóng tàu cỡ lớn để đánh bắt xa bờ. Hiện trên địa bàn toàn xã có khoảng 100 tàu thuyền, giá trị từ đánh bắt thuỷ hải sản mỗi năm thu về khoảng 15 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển.

Bà Khánh cho biết: “Thực tế quy mô sản xuất rau xanh tại địa phương chưa đủ đáp ứng nhu cầu, vì thế xã phải nhập một lượng lớn từ đất liền với giá cao. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều nông dân đã cải tạo lại đất lúa để trồng rau sạch, đẩy giá trị sản xuất nâng lên nhiều lần. Có gia đình thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng như gia đình anh Phạm Văn Gai, chị Nguyễn Thị Lập ở thôn Đoài…

Những hộ có ít ruộng đất thì phát triển nghề chế biến cá khô như hộ ông Phạm Văn Mạnh, bà Phạm Thị Tiền,… ở thôn Bấc. Thu nhập từ nghề này không dưới 4 triệu đồng/người/tháng. Một số hộ còn đầu tư sản xuất mắm nguyên chất quy mô hàng chục tấn cá tươi/năm như bà Châu Thị Hậu, ông Lưu Bá Hộ, bà Nguyễn Thị Hoan. Mỗi hộ này nhập mỗi năm một hộ làm mấy chục tấn cá. Thu nhập mỗi năm mấy trăm triệu đồng.

Với địa thế trên rừng, dưới biển và những bãi biển mộng mơ, huyện Vân Đồn đã chọn 2 xã Quan Lạn, Minh Châu thuộc đảo Quan Lạn làm điểm về phát triển du lịch. Bởi thế, 2 năm trở lại đây, lượng khách du lịch tới tham quan nghỉ dưỡng tại đảo tăng lên đột biến.

“Năm 2012, chúng tôi có trên 2 vạn khách du lịch. Tất cả xã đảo có khoảng 830 phòng nghỉ nhưng có lúc vẫn không đủ phục vụ. Đôi khi, du khách phải gõ cửa nhà dân để xin lưu trú nhờ. Rất nhiều nhà dân và doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn để kinh doanh”, ông Hoàng Huy Sầm, cán bộ văn hoá xã hội xã Quan Lạn, cho biết.

Tuy lượng khách ra đảo nhiều, có khi là quá tải nhưng những người dân kinh doanh dịch vụ du lịch trên đảo không có thói quen “chặt chém” như ở nhiều khu du lịch khác. Điều này khiến du khách hài lòng, làm tăng thêm sức hút của thương hiệu du lịch đảo Quan Lạn.

Du lịch phát triển, kéo theo sự đi lên của các ngành kinh tế khác và sự phát triển chung của đời sống kinh tế - xã hội trên đảo. Một người dân ở Quan Lạn bảo rằng tới đây khi đảo có điện lưới quốc gia, có thể những người đã rời đảo sẽ lại quay về đảo sinh sống.

Ở đảo Quan Lạn bây giờ không còn nhà dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2012 chỉ còn 5,1%. Bà Khánh cho hay, chắc chắn đến hết năm nay tỷ lệ này sẽ giảm xuống chỉ còn 4% do nhiều hộ dân đã vực dậy được kinh tế gia đình dựa vào khai thác du lịch và đẩy mạnh phát triển sản xuất.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm