| Hotline: 0983.970.780

'Cuộc chiến' giữ rừng mùa khô hạn

‘Mắt thần’ của rừng phòng hộ

Thứ Tư 10/04/2024 , 06:30 (GMT+7)

Đồng Nai 'Alô alô… xin báo cáo, em vừa phát hiện một cột khói trắng ngay tại khu vực gần nhà ông Nguyễn Văn Lực, các anh kiểm tra gấp giúp em xem thế nào nhé'.

Đó là thông báo cháy của anh Nguyễn Đình Minh Hùng, người canh chòi của Phân trường Lán Cát (BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc) bằng điện thoại để lược lượng chức năng kịp thời điều động nhân viên đi kiểm tra xác minh đám khói khi vừa phát hiện.

Anh Nguyễn Đình Minh Hùng đang báo cháy cho Trưởng Phân trường sau khi phát hiện được đám khói trắng trong rừng bốc lên. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Nguyễn Đình Minh Hùng đang báo cháy cho Trưởng Phân trường sau khi phát hiện được đám khói trắng trong rừng bốc lên. Ảnh: Minh Sáng.

Chòi canh lửa sừng sững giữa rừng

Xe của cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc chở chúng tôi đến Phân trường Lán Cát (xã Xuân Hòa, huyên Xuân Lộc, Đồng Nai), xuyên qua cánh rừng bằng đường mòn nhỏ hẹp ngoằn nghoèo quanh co nên mất khoảng hơn một tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Lúc này cũng đã gần trưa, trời nắng nóng như đổ lửa, anh Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phân trường Lán Cát niềm nở tiếp đón chúng tôi, rồi nhanh chân bước vào phòng mang ra chiếc quạt điện. Anh nói: “Ở đây khi có khách mới bật quạt chứ chúng tôi cũng chịu nhiệt quen rồi, chủ yếu để tiết kiệm năng lượng, ưu tiên cho buổi tối thắp sáng thôi”.

Chòi canh được xây dựng bằng sắt rất chắc chắn, có độ cao hơn 30m đứng sừng sững giữa rừng phòng hộ. Hàng ngày Hùng leo lên chòi trực canh mất khoảng 10 phút. Ảnh: Minh Sáng.

Chòi canh được xây dựng bằng sắt rất chắc chắn, có độ cao hơn 30m đứng sừng sững giữa rừng phòng hộ. Hàng ngày Hùng leo lên chòi trực canh mất khoảng 10 phút. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Phúc cho biết, trên chòi canh lúc nào cũng có người trực cháy 24/24 giờ. Để giảm tải công việc trực canh cho lực lượng bám các chốt trong rừng, Phân trường đã chọn và ký hợp đồng thời vụ với anh Nguyễn Đình Minh Hùng (SN 1986), người dân tỉnh Bình Thuận hàng ngày đến đây làm công việc trực canh trên chòi cao từ nhiều năm qua.

“Sau nhiều năm theo dõi, chúng tôi thấy anh Hùng có sức khỏe rất dẻo dai và có một khả năng quan sát bao quát rất tốt. Thậm chí anh có thể đứng canh rừng cả ngày mà không cần ngồi, cũng như chẳng cần phải đổi ca trực thường xuyên”, anh Phúc nói.

Gắn bó với Phân trường nhiều năm, anh Hùng đã phát hiện được nhiều đám khói trong và ngoài khu vực lâm phận quản lý rất nhanh chóng, giúp cho đơn vị xử lý kịp thời nhiều sự cố. Do vậy anh em trong Phân trường luôn xem anh là “đôi mắt thần” của rừng.

Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc đánh giá rất cao tinh thần làm việc của anh Hùng và luôn xem anh là 'đôi mắt thần' của rừng phòng hộ. Ảnh: Minh Sáng.   

Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc đánh giá rất cao tinh thần làm việc của anh Hùng và luôn xem anh là “đôi mắt thần” của rừng phòng hộ. Ảnh: Minh Sáng.   

Gặp chúng tôi leo lên chòi thăm, theo thói quen Hùng vừa chào hỏi nhưng mắt vẫn luôn dõi ra phía rừng xa quan sát xung quanh không ngưng nghỉ: “Em đã làm việc này được 4 năm, mới đầu leo cao cũng thấy sợ, nhưng leo riết rồi cũng quen, giờ gắn bó với công việc này em cảm thấy rất vui khi mình đã chia sẻ được phần nào áp lực công việc với các anh trong Phân trường. Mặc dù được phép đổi ca trực trong ngày, nhưng thấy mỗi lần leo lên leo xuống chòi cao rất cực, do đó em tự nguyện nhận canh rừng cả ngày từ sáng đến tối mới xuống thay ca”.

Khi vừa nhận được thông tin báo khói bốc lên, cán bộ và anh em nhân viên trong Phân trường ngay lập tức tìm đến kiểm tra xác minh và nhắc nhở người dân cần tuân thủ nghiêm theo quy định phòng chống cháy rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Khi vừa nhận được thông tin báo khói bốc lên, cán bộ và anh em nhân viên trong Phân trường ngay lập tức tìm đến kiểm tra xác minh và nhắc nhở người dân cần tuân thủ nghiêm theo quy định phòng chống cháy rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Đúng lúc Hùng đang nói chuyện với chúng tôi thì bỗng anh phát hiện ra một đám khói bốc lên, vội cầm ống nhòm quan sát kĩ xung quanh rồi rút điện thoại ra báo cháy xuống cho Phân trường.

Nhận được thông tin, xác định là ở gần nên anh Phúc huy động anh em cùng mình ngay lập tức phóng xe máy đi kiểm tra. Khi đến nơi thì các anh thở phào nhẹ nhõm vì thấy đó chỉ là đám cháy do gia đình ông Lực gom lá điều trong vườn đốt bỏ. Các anh đã yêu cầu dập lửa và nhắc nhở, phân tích việc đốt lá cần phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống cháy vì đang cao điểm mùa khô, gió mạnh sẽ rất dễ bén lửa và lan rộng. Tuy nhiên, theo anh Phúc không phải lần báo khói nào cũng may mắn và dễ dàng xử lý an toàn được như vậy.

Hỗ trợ báo cháy rừng ngoài lâm phận

Theo anh Phúc, Phân trường Lán Cát hiện có 6 cán bộ nhân viên, do lúc này đang cao điểm mùa khô nên anh em đi trực canh ở các điểm chốt phòng cháy có khi ăn uống tại chỗ đến chiều tối mới quay về. Phân trường hiện đang quản lý hai tiểu khu 197 và 203, với hơn 1.735ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

“Vào cao điểm mùa khô, ngày nào không nghe điện thoại đổ chuông là mừng lắm và thở phào nhẹ nhõm. Còn cứ nghe chuông réo là giật mình, chỉ sợ báo cháy”, anh Phúc chia sẻ. 

Theo kinh nghiệm của anh em Phân trường Lán Cát, nếu phát hiện đám khói có màu trắng thì là do người dân đốt lá thực bì, còn với đám khói đen cuộn lên cao thì chắc chắn là cháy rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Theo kinh nghiệm của anh em Phân trường Lán Cát, nếu phát hiện đám khói có màu trắng thì là do người dân đốt lá thực bì, còn với đám khói đen cuộn lên cao thì chắc chắn là cháy rừng. Ảnh: Minh Sáng.

Vừa hỗ trợ dập lửa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận quay về, ông Trần Phi Công, Tổ trưởng tổ lâm nghiệp cộng đồng, thuộc Phân trường Lán Cát kể, khi ông đang đi tuần tra rừng thì nghe “hung tin” từ Phân trường cấp báo có đám cháy rừng bên tỉnh Bình Thuận cần hỗ trợ dập lửa. Xác định được vị trí mình đang ở gần khu vực sự cố, ông chạy thẳng đến hỗ trợ cho tỉnh bạn.

Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Công vừa dập lửa vừa hướng dẫn mọi người cùng nhau vạch đường ranh, đường băng cản lửa tránh lan rộng sang các khu vực khác khi có gió to. May mắn sau khoảng 3 tiếng xử lý “sự cố” thì đám cháy rừng đã được khống chế thành công.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm