| Hotline: 0983.970.780

Tìm nước sạch cho dòng sông ô nhiễm: [Bài 2] Từ chối dự án 'bức tử' môi trường

Thứ Ba 02/04/2024 , 08:48 (GMT+7)

Thực trạng sông Bắc Hưng Hải ô nhiễm nhiều năm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân, vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Nước độc chảy vào sông Bắc Hưng Hải từ đâu?

Theo thống kê của Cục Thủy lợi, năm 2023 tổng lượng nước thải từ các tỉnh, thành phố xả vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải khoảng gần 440 nghìn m3/ngày đêm. Chỉ riêng tại tỉnh Hưng Yên có đến 605 điểm xả thải trực tiếp vào hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải chưa qua xử lý với tổng lưu lượng ước khoảng 170.598m3/ngày đêm. Trong đó, nước thải công nghiệp gần 66.000m3, còn lại là nước thải từ các khu dân cư và các hoạt động khác.

Bài liên quan

Ông Lê Đức Lành, Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cho biết, đây là nguyên nhân chính khiến hệ thống Bắc Hưng Hải ô nhiễm.

“Trong những năm gần đây hệ thống Bắc Hưng Hải đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi và nước thải sinh hoạt từ khu dân cư. Qua kết quả kiểm tra, trên 80% các mẫu nước đều có thông số môi trường vượt quy chuẩn hàng chục lần, nhất là vào dịp mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 3”, ông Lành chia sẻ.

Sau nhiều ngày theo dõi tại khu vực hạ lưu sông Cầu Bây, phóng viên đã chứng kiến hàng trăm nghìn mét khối nước thải đi qua cống Xuân Thụy (Gia Lâm, Hà Nội) đổ thẳng vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Dòng nước có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối khi đổ vào đã nhuộm màu cho biểu tượng thủy nông lớn nhất miền Bắc.

Hình ảnh nước thải bị tràn từ Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối đổ ra kênh T36 ngày hôm 29/3. Ảnh: Hùng Khang.

Hình ảnh nước thải bị tràn từ Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối đổ ra kênh T36 ngày hôm 29/3. Ảnh: Hùng Khang.

Không quá bất ngờ khi nước trên hệ thống kênh Trần Thành Ngọ gần Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B (nằm trên địa bàn huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào) có dấu hiệu ô nhiễm khi bốc mùi hóa chất nồng nặc và có màu đen kịt. Dòng nước này đổ vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Trên các diễn đàn mạng xã hội, người dân địa phương liên tục đăng tải video clip cũng như hình ảnh để cầu cứu cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục.

Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, đây là khu công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm dệt may, cơ khí, điện tử, hóa chất, dược phẩm, hàng tiêu dùng… vốn phát sinh lượng lớn nước thải trong quá trình sản xuất.  

Khi chúng tôi cho ông Lê Đức Lành xem hình ảnh nguồn nước có dấu hiệu chưa qua xử lý theo hệ thống thoát nước mưa (không phải hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp) đổ ra kênh Trần Thành Ngọ, thì đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường lại cho biết: "Đấy chỉ là sự cố và chúng tôi đã khắc phục".

“Sau khi nắm được thông tin về các doanh nghiệp xảy ra sự cố tràn nước thải trong khu công nghiệp dệt may, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cho cán bộ lên phối hợp với Ban Quản lý hạ tầng và công ty (Công Ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam - PV) để lấy mẫu và yêu cầu công ty khắc phục sự cố. Còn đối với sai phạm của các công ty này như thế nào thì chúng tôi sẽ thành lập đoàn thanh tra kiểm tra liên ngành và báo cáo kết quả xét nghiệm mẫu sau”, ông Lành cho biết.

Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B có diện tích lên đến 122ha và hàng trăm doanh nghiệp, nếu các công ty ở đây đều xảy ra sự cố như trên thì đồng ruộng của người dân sẽ phải tưới bằng thứ nước gì?

Tại tỉnh Hưng Yên có đến 605 điểm xả thải trực tiếp vào hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải chưa qua xử lý. Ảnh: Huy Bình.

Tại tỉnh Hưng Yên có đến 605 điểm xả thải trực tiếp vào hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải chưa qua xử lý. Ảnh: Huy Bình.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên còn khẳng định đã nhiều lần tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát những khu công nghiệp, khu chế xuất có biểu hiện xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời Sở cũng kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Thế nhưng, điều mà người dân băn khoăn là việc thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Hưng Yên đã thực sự hiệu quả hay chưa?

Trong khi đó, hàng ngày nguồn nước ô nhiễm vẫn đang chảy vào đồng ruộng của người dân, khiến hoa màu có nguy cơ chết đứng vì phải tưới nước bẩn. Vậy đâu là giải pháp để cứu lấy hệ thống Bắc Hưng Hải?

Từ chối tiếp nhận dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường

Tại Hội nghị về xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đưa ra kết luận và xác định các nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện gồm: Quy hoạch cơ sở hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách; đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; quản lý, kiểm soát, giám sát nguồn thải; thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về môi trường; tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương. Trong đó tỉnh Hưng Yên trước mắt ưu tiên dự án đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung có hoạt động xả thải trực tiếp ra hệ thống Bắc Hưng Hải. Lập kế hoạch, xây dựng lộ trình đầu tư, triển khai các dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đoạn sông bị ô nhiễm trên địa bàn.

Nguồn nước tưới cho người dân được lấy trực tiếp từ hệ thống Bắc Hưng Hải. Ảnh: Hùng Khang. 

Nguồn nước tưới cho người dân được lấy trực tiếp từ hệ thống Bắc Hưng Hải. Ảnh: Hùng Khang. 

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hưng Yên ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp; quy định các doanh nghiệp xả nước thải có lưu lượng trên 100m3/ngày đêm phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Đến nay, đã có 20 cơ sở trong tỉnh lắp đặt vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục.

Về vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn, ông Nguyễn Văn Kình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết, Tỉnh đã phê duyệt Đề án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ chối tiếp nhận dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, phát sinh nhiều chất thải.

“Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện triển khai hệ thống thu gom xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh. Hiện nay đã triển khai được ở một số địa phương như Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và đạt hiệu quả tốt. Tới đây tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai đề án trên địa bàn toàn tỉnh”.

Nông dân ngóng chờ dòng nước trong xanh trở lại đồng ruộng. Ảnh: Huy Bình.

Nông dân ngóng chờ dòng nước trong xanh trở lại đồng ruộng. Ảnh: Huy Bình.

Trước đó, ngày 19/8/2022 Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra Thông báo kết luận số 672-TB/TU về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường sông Bắc Hưng Hải đoạn qua địa bàn tỉnh.

Từ năm 2022 đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với 321 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề cương dự toán, xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên các kênh thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư, triển khai các dự án đầu tư cho việc cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đoạn sông bị ô nhiễm.

Việc bảo vệ môi trường hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các địa phương và ý thức của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố có hệ thống chảy qua.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã hoàn tất việc xây dựng và đưa vào vận hành trạm bơm dã chiến Xuân Quan với công xuất 16m3/s. Hy vọng với những giải pháp trên không lâu nữa, dòng nước trong xanh sẽ trở lại hệ thống Bắc Hưng Hải.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.