| Hotline: 0983.970.780

Cặp 'chồng điếc - vợ lòa' & chuyện tình 50 năm tại xóm chân cầu

Thứ Tư 10/04/2024 , 07:30 (GMT+7)

Hà Nội Hơn 50 năm, cặp vợ chồng nghèo nương tựa vào nhau, lang bạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi dạt về nơi gầm cầu Long Biên - điểm dừng chân cuối cùng.

Chuyện tình nửa thế kỷ

Vốn là những người lang bạt, sống nhờ nghề nhặt rác, ông Nguyễn Văn Thành (88 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thủy (87 tuổi) đã nên duyên và nương tựa nào nhau hơn nửa đời người. Chuyện tình yêu của ông bà nơi bãi giữa sông Hồng được nhiều người ngưỡng mộ và gọi với cái tên “chuyện cổ tích”.

Nhớ lại câu chuyện tình yêu dở khóc dở cười của bản thân, bà Thủy kể: “Tôi với ông ấy đi nhặt rác, quen nhau, thế là về ở cùng nhau. Ghè đầu, cốp cái thế là xong, chả có cưới xin gì…”. Câu chuyện dọn về cùng nhau tình cờ đến mức ông Thành ngỡ tưởng “nhặt được vợ”.

Ông Thành thường ngồi đọc sách, làm thơ cho bà Thủy nghe mỗi khi rảnh rỗi. Ảnh: Minh Toàn.

Ông Thành thường ngồi đọc sách, làm thơ cho bà Thủy nghe mỗi khi rảnh rỗi. Ảnh: Minh Toàn.

Ngày 26/9/1969, có một khoảnh khắc mà ông và bà sẽ mãi không quên. Thậm chí, ông Thành đã xăm dãy số: “26.9.1969” lên cánh tay trái của mình bởi lẽ đó là lần đầu 2 người gặp nhau tại ga Hàng Cỏ. "Lúc đó, chúng tôi đều không có gì, cả hai đều mặc bộ quần áo rách. Thấy bà đang quét gạo rơi để nấu ăn phía sau nhà ga, tôi đến hỏi thăm. Sau một lúc suy nghĩ, tôi đã mời bà về ở chung với mình. Sau khi ốm đau cũng có người chăm sóc, có rau để ăn và cháo để nấu".

Sau vài phút, ông Thành rất vui khi nhận được sự đồng ý từ cô gái cùng hoàn cảnh. "Ban đầu khi nghe ông ấy nói như vậy, tôi cũng có phần ngần ngại, không biết ông ấy có nói thật lòng hay không. Nhưng khi nhìn vào ánh mắt của ông ấy, tôi cảm thấy sự chân thành và quyết định tin tưởng. Và rồi 'hai đứa' cùng nhau về nhà, thổi lửa và nấu cơm chung", bà Thủy kể.

Ông Thành tự sáng tác nhiều bài thơ trong đó có không ít bài thơ dành tặng bà Thủy. Ảnh: Minh Toàn.

Ông Thành tự sáng tác nhiều bài thơ trong đó có không ít bài thơ dành tặng bà Thủy. Ảnh: Minh Toàn.

“Nhặt được vợ” giữa những năm còn vất vả, khổ sở nhất nhưng ông Thành vẫn hết mực yêu thương và chăm sóc bà Thủy. Thậm chí, trong hàng trăm tác phẩm thơ mà ông Thành có rất nhiều bài thơ về câu chuyện tình yêu đầy duyên phận của 2 người:

Xưa kia tôi mới gặp bà

Tuổi đời còn trẻ tóc vẫn là còn xanh,

Gọi nhau bằng tiếng em anh

Tỉ tê tâm sự trở thành tình yêu…”.

Đến cái tuổi xế chiều, sóng gió mới thực sự đến với tổ ấm của ông bà. Chừng 5 - 6 năm trở lại đây, mắt bà Thủy mờ dần rồi loà hẳn khiến bà không thể nhìn thấy được nữa. Đó cũng chính là khoảng thời gian mà tai ông Thành điếc hẳn. Mỗi cuộc trò chuyện của hai vợ chồng nhiều khi cả xóm cũng có thể nghe thấy.

Khi mắt đã không còn khả năng nhìn rõ, bà Thủy không thể chủ động sinh hoạt được nữa. Mọi việc trong nhà đều cần có ông Thành. Từ việc kéo thuyền, mua bán, giặt giũ, nấu cơm hay rửa bát đều do một tay ông Thành lo liệu. Ông tình nguyện trở thành đôi mắt biết đi của người vợ mù. Nhiều lúc bà Thủy đùa rằng: “Ông đi lấy vợ đi, về nó lo cho…”.

Hạnh phúc cơ cực

Đôi vợ chồng già lặng lẽ sống trong chiếc nhà bè ven sông Hồng. Ngôi nhà bè là thứ quý giá nhất đối với ông Thành, bởi nó hơn cả chỗ ăn chỗ ngủ, mà còn là tổ ấm tối với ông. Ngôi nhà được các mạnh thường quân tài trợ xây dựng bởi làm nghề nhặt rác để kiếm “mớ rau, bát cháo” nên không đủ tiền ăn chứ đừng nói đến tiết kiệm để dựng nhà.

Cả căn nhà có tổng chi phí xây dựng hơn 30 triệu đồng và chỉ rộng khoảng 15m2. Để tối ưu hoá diện tích của căn phòng, mọi đồ đạc đều được ông Thành sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các vật dụng trong nhà không có nhiều chỉ có chiếc xe đạp được tặng cất gọn ở cửa bếp. Cái đài FM, cuốn vở ghi thơ được xếp ngăn nắp ở đầu giường. Cái móc treo quần áo lọt thỏm trong góc nhà, bình gas xin được cũng được đặt ngăn nắp trong xó bếp.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng sự lạc quan của cặp vợ chồng già là thứ giúp cho cuộc sống vốn nặng trĩu bộn bề bỗng trở nên nhẹ nhàng. Ảnh: Minh Toàn.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng sự lạc quan của cặp vợ chồng già là thứ giúp cho cuộc sống vốn nặng trĩu bộn bề bỗng trở nên nhẹ nhàng. Ảnh: Minh Toàn.

Đó là tất cả tài sản của hai ông bà. Bởi cuộc sống sông nước với ông bà là cuộc sống “ba không” gồm không điện, không nước, không tiền.

Điện lưới là thứ xa xỉ với bất cứ căn nhà bè nào và nhà ông Thành không phải là ngoại lệ. Nhà ông trước đây được thắp sáng bằng đèn dầu. Những năm trở lại đây, pin năng lượng mặt trời trở thành thứ quý giá nhất trong căn nhà nhỏ của 2 vợ chồng. Bởi chúng vừa có khả năng thắp sáng đèn điện, vừa có thể tích điện vào ắc quy để sạc quạt, sạc đài…

Không chỉ điện mà nước sạch ở bên bờ sông Hồng này cũng trở nên khan hiếm. Vợ chồng ông Thành chỉ dám dùng nước máy cho hoạt động ăn uống. Mọi sinh hoạt khác đều phải sử dụng nước sông. Rửa bát, rửa tay chân, giặt đồ…tất cả đều dùng nước sông Hồng. Thậm chí, theo bà Thủy, có những thời điểm nhà ông bà phải dùng cả nước sông Hồng đề ăn uống.

Hơn cả nơi ăn, chốn ngủ, căn nhà là tổ ấm, là yêu thương của đôi vợ chồng già. Ảnh: Minh Toàn.

Hơn cả nơi ăn, chốn ngủ, căn nhà là tổ ấm, là yêu thương của đôi vợ chồng già. Ảnh: Minh Toàn.

Chiếc xe đạp là hơn cả tài sản, nó là “cần câu cơm” của gia đình ông Thành. Trước đây, ông Thành thường đạp xe sang thành phố, nhặt rác tới gần sáng mới về. Tuy nhiên tiền công cũng chỉ được vài chục nghìn. Đó là nguồn sống của cặp vợ chồng già.

Cuộc sống vốn vất vả của 2 vợ chồng lại càng cơ cực hơn mỗi đợt ông Thành ốm. Bà Thủy nói: “Ông ấy mà ốm là khổ lắm. Mắt tôi thì thế này, ông ốm không ai đun nước cho mà uống. Có lần ông ốm, nhưng vẫn gắng dậy để đun nước uống, vừa đun ông vừa rên, nghĩ mà xót nhưng cũng không giúp được gì…”. Thậm chí, có những thời điểm, ông Thành ốm, cả 2 vợ chồng đành nhịn đói cả ngày vì không ai có thể nấu cơm.

Hai vợ chồng già nương tựa vào nhau trong hơn năm mươi năm gian khổ, nghèo khó và đói khát. Ông là đôi mắt bà. Bà là đôi tai cho ông. Họ hồi tưởng về những thử thách trong cuộc sống mà cùng cười ha hả, cùng rít điếu thuốc lào. Tiếng cười vang khắp cả bãi giữa sông Hồng, giúp cho cuộc sống vốn nặng trĩu bộn bề bỗng trở nên nhẹ nhàng.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.