| Hotline: 0983.970.780

Dân hiến kế, góp công

Thứ Tư 06/07/2011 , 12:01 (GMT+7)

Không chỉ góp công góp của, người dân Thái Bình còn chủ động đóng góp nhiều ý tưởng hay và thiết thực...

Không chỉ góp công góp của, người dân Thái Bình còn chủ động đóng góp nhiều ý tưởng hay và thiết thực cho chính quyền trong công cuộc xây dựng NTM.

Dân thực sự là chủ thể

Theo số liệu công bố của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Thái Bình, tính đến tháng 6/2011, tổng vốn đầu tư cho 8 xã điểm xây dựng NTM của toàn tỉnh là 144,6 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách cấp xã 22,94 tỷ đồng, vốn ODA 34,1 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 5,86 tỷ đồng. Đặc biệt, đóng góp của nhân dân các xã điểm là 120,5 tỷ đồng, chiếm 83%. Với con số trên, hoàn toàn có thể khẳng định việc xây dựng NTM tại Thái Bình do chính người dân làm chủ.

Xã Thanh Tân (huyện Kiến Xương) là một trong 8 xã điểm NTM của Thái Bình. Nơi đây, người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM mạnh mẽ nhất. Bí thư kiêm Chủ tịch, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Thanh Tân Bùi Mạnh Hà phấn khởi cho biết, sau hai năm triển khai thí điểm mô hình NTM, Thanh Tân hoàn thành được 12/19 tiêu chí, đường sá giờ đã khang trang, rộng rãi, cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thành, mức sống người dân ngày một nâng cao, bộ mặt làng quê Thanh Tân thật sự khởi sắc.

Cụ thể, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM tại Thanh Tân tính đến tháng 6/2011 đạt xấp xỉ 38 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp gần 13 tỷ đồng, chiếm trên 34%. Ngoài ra, trong quá trình làm đường giao thông nội đồng, hệ thống mương máng thủy lợi, bà con nhân dân xã Thanh Tân tự nguyện hiến đất trị giá hàng chục tỷ đồng.

Được biết, mỗi khi làng xã có dịp kỷ niệm trọng đại, cán bộ xã Thanh Tân thường thay mặt dân làng gửi giấy mời con em sống xa quê hương về dự. Những dịp năm hết tết đến, các thôn trong xã được cấp 300.000 đồng tiền chè thuốc để đón tiếp Mạnh Thường Quân về quê ăn tết, gặp mặt bà con lối xóm. Tại đình làng các thôn đều có bảng vàng ghi danh những người đỗ đạt cao, có nhiều đóng góp cho quê hương.

 Nhờ chính sách khơi dậy lòng tự hào nơi quê cha đất tổ mà mỗi năm xã Thanh Tân huy động được hàng trăm triệu đồng từ con em ở xa. Trong gần 13 tỷ vốn đóng góp của nhân dân xã Thanh Tân, các Mạnh Thường Quân đóng góp 635 triệu đồng.

Cũng nhờ phát huy truyền thống hiếu học, khơi dậy tình yêu quê hương, các địa phương như: Nguyên Xá (Vũ Thư), Vũ Phúc (TP Thái Bình), An Ninh (Tiền Hải), Hồng Minh (Hưng Hà), Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ), Trọng Quan (Đông Hưng) huy động được hàng chục tỷ đồng nguồn đóng góp từ nhân dân và con em ở xa, chiếm 40 - 48% tổng vốn đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng NTM.

Mỗi người góp một ý tưởng

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao tinh thần làm chủ của nhân dân nên trong quá trình xây dựng NTM, 8 xã điểm tại Thái Bình được hưởng rất nhiều ý tưởng hay từ dân. Cho đến tận bây giờ, ông Hoàng Văn Khang, Chủ tịch UBND xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư vẫn không quên được ý tưởng hợp tình chí lý nhân dân xã ông gợi ý trong quá trình dồn điền đổi thửa xây dựng NTM.

Đó là năm 2009, thực hiện việc dồn điền đổi thửa, các cơ quan ban ngành xã Nguyên Xá thống nhất chia ruộng theo ô lớn kéo dài. Tuy nhiên, một số người dân thấy vậy mạnh dạn kiến nghị, nếu chia thửa ruộng quá dài việc cày bừa làm đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn do ruộng không được bằng phẳng, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng đầu này thiếu nước đầu kia thừa.

Thấy người dân nói phải, ngay lập tức việc chia ruộng được điều chỉnh. Thay vì chia thành ô ruộng quá dài, thửa ruộng được cắt theo hình vuông và ngắn hơn. Sau hai năm thực hiện việc dồn điền đổi thửa, kết quả hiện nay đã chứng minh đóng góp của người dân hoàn toàn đúng đắn.

Cũng thực hiện thành công việc dồn điền đổi thửa nhưng xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ) lại nhận được kế sách khác từ dân. Do đặc thù, Quỳnh Minh vừa có đất nông nghiệp vừa có đất bãi bồi ven sông. Trong quá trình phân chia ban đầu, xã tiến hành cào bằng chia lô theo thứ tự từ 1 đến 10. Thấy vậy, người dân xã Quỳnh Minh kiến nghị nên chia theo hình thức A - B - C… trong đó sẽ có A1, B2, C3… việc phân chia sẽ công bằng hơn.

Ví dụ, nếu hộ nào được thửa ruộng tốt nhất là A1 sẽ phải kèm mảnh ruộng bãi bồi xấu hơn là C3; gia đình nào được mảnh ruộng ngoài bãi bồi tốt loại C1 sẽ phải chịu thửa ruộng xấu A3… Nhờ áp dụng chính sách dồn điền đổi thửa thông minh trên, cho đến tận bây giờ xã Quỳnh Minh chưa nhận được bất cứ một khiếu kiện nào liên quan đến việc dồn điền đổi thửa.

Khi được hỏi làm thế nào để có thể huy động được nguồn lực từ nhân dân lớn đến vậy, ông Bùi Mạnh Hà - Bí thư kiêm Chủ tịch xã Thanh Tân tâm sự: “Để huy động được sức dân trước tiên cần làm tốt công tác tuyên truyền. Phải làm sao khơi dậy được tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc, khi đó người dân tự khắc nhiệt tình tham gia góp tiền, của một cách tự nguyện, vui vẻ chứ không phải cắn răng bỏ tiền đóng góp khi bị ép buộc”.

Tới hầu hết 8 xã điểm xây dựng NTM của Thái Bình, chúng tôi nhận thấy ở nơi nào người dân cũng đều được thể hiện vai trò trung tâm và quyền làm chủ trong chủ trương xây dựng NTM của địa phương. Phong trào mỗi người dân đóng góp một ý tưởng xây dựng NTM phát động lan rộng tới hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Ngay như tiêu chí về quy hoạch nghĩa trang, nhiều địa phương và ngay cả lãnh đạo cấp trên chưa biết làm cách nào cho thấu tình đạt lý thì tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, người dân đã giúp chính quyền xã giải quyết được bài toán hóc búa này.

Trong tiêu chí về quy hoạch, có mục tiêu quy hoạch nghĩa trang phải gọn gàng, ngăn nắp, tập trung. Đây là việc không dễ dàng bởi quan niệm “sống vì mồ vì mả, không ai vì cả bát cơm”. Nhưng nhờ người dân hiến kế, hiện nay các địa phương trong tỉnh Thái Bình đều chọn cách làm của An Ninh trong việc quy hoạch nghĩa trang. Với nghĩa trang mới, chính quyền xã quy hoạch thành một khu, chia làm hai lô, một lô cải táng, một lô an táng. Còn những khu nghĩa trang cũ, tiến hành xây tường bao kín, trồng cây xanh và không cho mai táng nữa, vậy là một mũi tên trúng hai đích.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm