| Hotline: 0983.970.780

Bài toán nhân lực Đồng bằng sông Hồng 10 năm tới

Thứ Ba 14/12/2010 , 10:16 (GMT+7)

Khu vực ĐBSH là nơi có tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước chiếm 18,8% (trung bình cả nước là 14,9%).

Đồng bằng sông Hồng là trung tâm giáo dục và đào tạo nòng cốt của cả nước, vì vậy Bộ GD- ĐT cần rà soát lại quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trường dạy nghề để phân bổ hợp lý giữa các địa phương trong vùng.

Tại Hội nghị Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) giai đoạn 2011-2020 do Bộ KH- ĐT phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức, bức tranh nhân lực vùng này được thể hiện qua những con số sau: Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên là 14.862 km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước), có dân số đông nhất cả nước với 19,6 triệu người (chiếm 22,8% cả nước). Toàn vùng có khoảng 10,7 triệu lao động đang làm việc, 85% con số này ở trong độ tuổi khoảng 15-44.

Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm đầu não chính trị của cả nước, là địa chỉ của nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đặc biệt của quốc gia. Khu vực ĐBSH cũng là nơi có tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước chiếm 18,8% (trung bình cả nước là 14,9%). Theo đó, lao động có bằng sơ cấp chiếm 3,2%, trung cấp là 926.484 người (chiếm 6,5%), cao đẳng là 316.209 người (chiếm 2,2%) và lao động có bằng đại học trở lên là 967.316 người (chiếm tỷ lệ 6,8%).

Vùng ĐBSH còn tập trung số lượng các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng cao nhất cả nước, lên tới 140 trường (36,26% cả nước), bình quân có 14 trường cao đẳng, đại học/1 tỉnh (cao gấp 2 lần mức bình quân cả nước). Vì vậy, đội ngũ giảng viên cơ hữu, các GS, PGS, Tiến sĩ cũng tập trung đông nhất tại khu vực này. Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD (2008), chiếm 22,6% cả nước, đứng thứ 2 toàn quốc sau vùng Đông Nam bộ.

Tuy nhiên, cơ cấu lao động tại khu vực vẫn xuất hiện nhiều bất cập, trong đó nổi lên rõ nhất là nhân lực đã qua đào tạo cho khối nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 1,87%, trong khi nhân lực khối tài chính – ngân hàng có tỷ lệ tới 36,76%. Việc mất cân đối trong cơ cấu nhân lực này được các đại biểu dự Hội nghị đánh giá là do quy hoạch thiếu hợp lý, chưa phù hợp với đặc thù là vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước. 

Một số giải pháp cụ thể được Bộ KH- ĐT đưa ra tại Hội nghị là sắp xếp, phát triển mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm theo quy hoạch, phát triển mạnh các hoạt động thông tin thị trường lao động. Củng cố các cơ sở dạy nghề để chủ động cung cấp nhân lực cho việc phát triển mạnh các ngành kinh tế biển và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần nắm chắc cung - cầu lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu lao động cho các doanh nghiệp, gắn cung - cầu lao động của vùng và xuất khẩu lao động.

Phấn đấu đưa tỷ lệ số sinh viên đại học, cao đẳng là 5 sinh viên/100 dân, lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSH đến năm 2015 đạt 50%, năm 2020 là 60%, đưa tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 3,5%-4%. Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD- ĐT cần rà soát lại quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trường nghề để phân bổ hợp lý giữa các địa phương trong vùng ĐBSH. Các tỉnh ĐBSH không nên thành lập mới các trường đại học trong địa bàn tỉnh mình, mà cần sắp xếp chính các trường tại địa phương sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng tỉnh.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm