| Hotline: 0983.970.780

Bánh Cáy lo mất thương hiệu

Thứ Hai 07/01/2013 , 09:54 (GMT+7)

Trước sự phát triển của xã hội, người làng Nguyễn vẫn lo cho thương hiệu bánh Cáy làng nghề.

Để tồn tại và phát triển bánh cáy cần tạo dựng một thương hiệu vững mạnh

Về làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thủ phủ sản xuất bánh Cáy - một trong những món ăn thuộc hàng đặc sản của người quê lúa. Với tuổi đời hơn 200 năm, bánh cáy làng Nguyễn vẫn giữ được chất bánh ngon, thơm, cổ truyền. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, người làng Nguyễn vẫn lo cho thương hiệu làng nghề.

Ngồi nhâm nhi mẩu bánh cáy giòn thơm của vị nếp cái hoa vàng, vị ngọt đượm của đường mật, vị bùi bùi của vừng với tách trà Thái Nguyên nóng hổi thì thật tuyệt vời. Đó là cách mà người Thái Bình vẫn ca ngợi món quà đặc sản của họ. Bánh cáy từ lâu đã trở thành một món quà quê hảo hạng của người dân Thái Bình mỗi dịp có khách phương xa tới thăm. Để rồi cái tiếng của một loại bánh ngon chỉ có ở Thái Bình được nhiều người biết đến.

Không ai biết bánh cáy lại có cái tên lạ lùng như vậy, và tổ nghề làm bánh cáy là ai?... Người làng Nguyễn chỉ biết thừa hưởng những bí quyết làm bánh nối đời để duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Hiện toàn xã Nguyên Xá có hơn 100 hộ sản xuất bánh cáy vào dịp tết nhưng chỉ có 20 hộ sản xuất thường xuyên. Hầu hết các hộ gia đình trong xã sản xuất nhiều loại bánh kẹo khác phục vụ thị trường Tết âm lịch. Ít có gia đình sản xuất chuyên biệt một loại bánh cáy.

 Đến cơ sở sản xuất bánh cáy Thường Xuân, một cơ sở có tiếng trong làng Nguyễn, bởi bánh nổi tiếng ngon và uy tín. Anh Nguyễn Trọng Thường, chủ cơ sở sản xuất Thường Xuân cho biết: “Gia đình tôi thừa kế nghề làm bánh cáy của các cụ đã hơn 30 năm. Bánh của gia đình không bán tại các cửa hàng mà chủ yếu do các cơ quan của tỉnh, của huyện đặt hàng. Tuy làm ít nhưng bánh chất lượng, được mọi người đánh giá cao nên gia đình làm hàng khá ổn định”.

Theo anh Thường thì để có được một mẻ bánh ngon mỗi nhà có một bí quyết riêng nhưng chỉ cần nhìn con cáy là có thể biết nhà nào làm bánh ngon, mịn. Con cáy làm từ gạo nếp cái hoa vàng được chọn kỹ và gấc chứ không dùng phẩm màu như hiện nay một số chủ cơ sở chạy theo lợi nhuận đang làm. Công đoạn làm con cáy cũng đòi hỏi kỹ thuật khéo léo của người thợ để khi thành phẩm con cáy phải nhỏ, thơm giòn, miếng bánh cáy thái ra phải mịn, chắc tay…

Hiện nay còn rất ít gia đình trong làng Nguyễn giữ được cách làm bánh cổ truyền như vậy. Khi máy móc, công nghệ tham gia vào khâu sản xuất thì những thao tác thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ mất dần. Vì thế chất lượng bánh cáy bị ảnh hưởng nhiều, sự thêm bớt nguyên liệu làm mất đi nét đặc trưng và dư vị vốn có của bánh cáy.

Các hộ gia đình trong xã sản xuất các mặt hàng kẹo bánh khác để bán đại trà, trong khi đó bánh cáy cổ truyền không được quan tâm. Có thời gian bánh cáy Thái Bình chìm lắng bởi chất lượng kém trong khi nhiều hàng nhái xâm nhập vào thị trường người tiêu dùng.

Chị Hoàng Thị Xuân, cơ sở sản xuất bánh kẹo Thường Xuân chia sẻ: “Thời điểm này nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, lợi dụng thị trường tết, nhiều sản phẩm nhái bánh cáy của gia đình tôi xuất hiện. Trong khi nguyên liệu đắt đỏ, giá bánh ở mức bình quân chung, mỗi phong bánh chỉ lời 2.000 đến 3.000 đồng. Những mặt hàng kém chất lượng, chi phí nguyên liệu rẻ thì họ vẫn bán với mức từ 20.000 đồng đến 25.000/hộp. Vì cơ sở nhà tôi chưa đăng ký thương hiệu nên biết cũng bất lực”.

Ông Hoàng cho biết: “Để mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm cho bà con trong xã, chúng tôi chỉ mong các cấp chính quyền có biện pháp mạnh tay, xử lý các hộ gia đình sản xuất bánh kẹo kém chất lượng. Cần nhất là tạo điều kiện đăng ký thương hiệu để bà con yên tâm sản xuất”.

Nguyên Xá đã có hàng trăm hộ tham gia sản xuất bánh cáy. Bên cạnh việc phát triển nghề, giữ nghề thì việc giữ gìn thương hiệu một loại bánh đặc sản đang được các cấp chính quyền và nhân dân chú trọng. Tuy nhiên để cạnh tranh được với thị trường thì người làm bánh cần có cái tâm với nghề.

Nói đến Thái Bình người ta nghĩ ngay tới ổi bo, bánh cáy, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức bánh cáy ngon từ đôi bàn tay của những nghệ nhân của làng Nguyễn làm ra. Mua bánh cáy thì dễ nhưng chọn được một hộp bánh ngon, chất lượng cũng không dễ chút nào. Bởi, lợi dụng uy tín của các cơ sở có tên tuổi trong xã, nhiều cơ sở sản xuất nhái nhãn mác y như thật để trục lợi. Vô hình chung vì cái lợi trước mắt, họ đã tự đánh mất đi thương hiệu nổi tiếng của mình. 

Ông Nguyễn Duy Hoàng, chủ cơ sở bánh cáy Hoàng Thắng tâm sự: “Nhiều gia đình làm bánh cáy trong xã bị nhái hàng đặt lắm. Chúng tôi chẳng biết kêu ai mặc dù biết là bị cạnh tranh không lành mạnh. Giá mà được đăng ký thương hiệu thì tốt biết mấy. Tuy nhiên, đã từ lâu rồi, chính quyền không can thiệp. Các hộ tự làm tự bán”. Hiện nay, nhu cầu của thị trường tiêu thụ bánh cáy rất lớn. Nhưng do bánh cáy chưa được bảo hộ trong kinh doanh nên bị cạnh tranh là lẽ đương nhiên.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm