| Hotline: 0983.970.780

Trên đường nhung lụa

Bánh đúc bày sàng

Thứ Sáu 04/04/2014 , 09:34 (GMT+7)

Bộ máy lãnh đạo có 12 người, ông nào cũng có người thân, không con thì đệ tử ruột. Có ông có đến hai ba đệ tử. Thế nên cái bánh này phải được chia thật khéo, thật đều./ Luân chuyển I

- Bên tổ chức đề xuất luân chuyển đồng chí Kim Anh lên phụ trách công tác tuyên giáo TP. Tây Xương. Ý kiến của Bảo thế nào?

- Thưa anh, em thấy nhà em không hợp với công tác tuyên giáo. Xin anh xem xét lại đề xuất này.

- Thế ý Bảo thì luân chuyển cô ấy vào vị trí nào thì hợp?

- Cám ơn anh đã quan tâm. Anh đã hỏi vậy thì xin cho em được bày tỏ thẳng thắn nguyện vọng của mình. Công tác thích hợp nhất với nhà em là Phó Chủ tịch huyện Tây Đằng, phụ trách công tác tài nguyên và môi trường, vì nhà em học đại học nông nghiệp ra, lại cũng đã công tác ở Phòng Tài nguyên và Môi trường Tây Đằng một thời gian.

- Phó Chủ tịch phụ trách tài nguyên môi trường huyện Tây Đằng hiện nay là cậu Hồi, mới ngoài 40… Thôi được, để mình nói bên tổ chức điều chỉnh lại dự thảo, xem Sở nào thích hợp thì đề xuất luân chuyển Hồi lên làm phó, dành vị trí của nó cho Kim Anh.

- Cám ơn anh.

Bảo về rồi, ông Lê tiếp tục xem xét kỹ dự thảo đề án luân chuyển cán bộ do ông Đào Xuân Thắng đệ trình. Luân chuyển, thực ra là bước đệm để những người được luân chuyển “bật” lên những chức vụ cao hơn sau này, chứ nếu luân chuyển mà cứ mãi mãi ở cái vị trí được luân chuyển ấy thì chẳng ai muốn cả. Tất nhiên, thời kỳ giữ các chức vụ ở địa phương được luân chuyển cũng là thời kỳ những cán bộ đó có điều kiện tích tụ “nguồn lực” để dùng làm phương tiện “bật” lên. Bộ máy lãnh đạo có 12 người, ông nào cũng có người thân, không con thì đệ tử ruột. Có ông có đến hai ba đệ tử.

Thế nên cái bánh này phải được chia thật khéo, thật đều. Hơn kém nhau một tý là mâu thuẫn phát sinh, dẫn đến đấu đá nhau một mất một còn ngay. Mà ở đời, chức càng cao thì đòn đấu đá nhau càng hiểm. Tỉnh Tây Xương có 18 huyện và 1 thành phố. Có huyện giàu, huyện nghèo. Cái thằng Bảo thâm thật. Nó đòi để vợ “luân chuyển tại chỗ”, từ lãnh đạo hội phụ nữ huyện chuyển sang làm Phó Chủ tịch huyện phụ trách tài nguyên môi trường, là có hai cái lợi.

Thứ nhất, việc đề bạt một cán bộ ngay trong huyện sẽ ít gây ra chú ý, tránh được nhiều con mắt soi mói. Nhưng cái lợi thứ hai mới là cái lợi lớn hơn.

Tây Đằng nhìn bề ngoài là huyện nghèo nhất tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo tới trên ba chục phần trăm. Không năm nào lãnh đạo huyện không vác mặt lên xin gạo cứu đói. Nhưng cán bộ chủ chốt của huyện lại có “điều kiện” hơn, do huyện được ưu tiên rất nhiều thứ.

Và để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo công ăn việc làm cho dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, tỉnh đã quyết định thu hồi 2.000 ha đất, tương đương với một phần sáu diện tích toàn huyện, cho một tập đoàn dệt may của nước ngoài thuê để xây dựng khu công nghiệp dệt may của họ.

Khu công nghiệp này hoàn thành, sẽ thu hút trên hai mươi vạn lao động. Mọi thủ tục đã xong, công tác giải phóng mặt bằng sắp được triển khai. Sẽ có hàng vạn hộ dân mất đất nông nghiệp hoặc bị thu hồi đất ở, phải di dời. Phó Chủ tịch phụ trách tài nguyên môi trường của huyện đương nhiên sẽ là trưởng ban bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Theo quy định hiện hành thì dự án trên thuộc nhóm dự án phải thỏa thuận với dân về giá bồi thường. Nhưng để có lợi cho mình, chủ tập đoàn kia chỉ cần “bồi dưỡng” cho Ban bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng mỗi ha đất bao nhiêu triệu đó, là mọi chuyện êm ngay. Sẽ chẳng có thương lượng thương liếc gì hết. Toàn bộ hệ thống chính trị của huyện sẽ được huy động vào cuộc để vận động dân nhận tiền đền bù theo quy định của nhà nước, độ trên dưới ba chục ngàn đồng mỗi mét vuông.

Những biện pháp hành chính sẽ được áp dụng: Giáo viên không vận động được gia đình nhận tiền, nghỉ dạy. Gia đình không nhận đền bù, không đăng ký kết hôn, không xác nhận lý lịch cho con nếu lấy vợ lấy chồng hoặc nếu đi học, đi làm… Và cao trào nhất, cuối cùng, là cưỡng chế.

Vợ là Phó Chủ tịch huyện phụ trách tài nguyên môi trường kiêm trưởng ban bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, chồng là giám đốc công an tỉnh, đôi “Ngưu Ma Vương - La Sát” này sẽ tha hồ tự tung tự tác. Với số tiền “bồi dưỡng” theo đầu ha đất kia, chúng nó sẽ có hàng trăm tỷ. Cứ cho là rải suốt lượt từ tỉnh đến huyện đi, thì số còn lại  ăn mấy đời cũng không hết. Chưa kể còn không biết bao nhiêu tiền nữa sẽ vào túi chúng nó do gian lận trong quá trình kiểm đếm đất đai, tài sản của hàng vạn gia đình. Biết vậy, nhưng thôi, đời là vậy, ơn phải trả, oán phải đền.

Vị trí của con trai mình và vợ Bảo coi như ổn. Con cái các vị khác còn lại, thì Nguyễn Hải Đăng con trai ông Nguyễn Hàn, lãnh đạo cơ quan tuyên giáo tỉnh, hiện đang làm Trưởng phòng Trồng trọt của Sở Nông nghiệp và sẽ luân chuyển về làm Phó Chủ tịch huyện Lương Năng. Đỗ Lai Vượng, con trai đại tá Đỗ Lai Thịnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cũng là trưởng một phòng của Sở Tài nguyên tỉnh, sẽ luân chuyển về làm Phó Chủ tịch huyện Bắc Xương...

Hết hàng ưu tiên thứ nhất, ông Lê mới xem đến hàng thứ hai. Ô hay, Đỗ Đức Dương, Trưởng phòng Tổng hợp của Sở Khoa học  là thằng nào ấy nhỉ? Sao mình chưa nghe thấy ai nói tới nó bao giờ, mà mình cũng chưa biết mặt nó. Sao cậu Thắng lại đề xuất luân chuyển nó về làm Phó Chủ tịch huyện Tây Ninh? Dùng bút đỏ, ông Lê khoanh một dấu hỏi chấm rất to sau cái tên này.

Trưa hôm ấy về nhà, thấy bà Nhàn vợ mình và Ngân, vợ thằng Lai, đang tíu tít soạn sửa đồ lễ, ông hỏi:

- Mấy giờ thì em đi?

- Độ hai giờ ạ?

- Thế là phải ở đến mai?

- Vâng, khóa lễ này là lễ trọng, em định làm thật chu đáo. Mai chưa xong thì phải ngày kia. Đồ lễ em sắm hết 15 triệu đồng. Anh định đưa thêm cho thầy bao nhiêu nữa?

- Lễ lạt mình sắm đủ rồi, thì biếu thêm cho thầy độ nghìn đô nữa là vừa. (Còn nữa)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm