| Hotline: 0983.970.780

Báo Anh: Mỹ từng có âm mưu dùng bom nguyên tử để giải cứu Pháp tại Điên Biên Phủ

Thứ Tư 02/05/2018 , 07:05 (GMT+7)

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã qua đi hơn 6 thập kỷ, nhưng nhiều tình tiết về cuộc chiến vẫn còn ít được nhắc đến, trong đó có vai trò của Mỹ. Nguy hiểm hơn, Mỹ từng đề xuất và có ý định “biếu không” Pháp hai quả bom nguyên tử để cứu vãn tình thế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng được tôn vinh là linh hồn của chiến thắng Điện Biên Phủ


Chiến thắng Điện Biên Phủ và sức lan tỏa của chiến thắng

Cách đây 64 năm Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”, khiến thế giới kinh ngạc về kỳ tích một dân tộc “thuần nông” nhưng đã chiến thắng một đội quân viễn chinh hùng mạnh được trang bị tới tận răng. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Điện Biên Phủ (ĐBP) là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa QĐNDVN và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam). Nó là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của dân tộc Việt Nam...

Chiến thắng Điện Biên Phủ được xem là cơn “sóng thần” cuốn sạch tham vọng của Pháp gây dựng thuộc địa Đông Dương


Chiến dịch Chim Kền Kền  giúp Pháp ném bom ồ ạt xuống Điện Biên Phủ

Khi tình thế bi đát, nhất là khi Việt Minh tăng cường tấn công tại chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp cảm thấy bất ổn đã tiến hành cầu cứu Mỹ. Ngày 20/3, Tướng Paul Ely, tham mưu trưởng quân đội Pháp đã tới Washington chính thức đề nghị Mỹ giúp để tiến hành cuộc ném bom ồ ạt xuống Điện Biên Phủ. Sự kiện này đã được hai nhà viết sử Pháp, Philippe Deviller và Jean Lacouture trong cuốn Kết thúc một cuộc chiến (End of a war; Indochina, 1954) ghi lại.

Trong ấn phẩm này tướng Narvarre, Tổng tư lệnh các lực lượng viễn chinh Pháp tại Viễn Đông cho rằng sự can thiệp của Mỹ bằng không quân sẽ vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh và cao xạ và ghìm chân bộ binh của Tướng Giáp. Về phần mình phía Mỹ cũng thấy được tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị và kinh tế của Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là then chốt. Nếu giúp Pháp tồn tại ở Đông Nam Á sẽ giúp cho chiến dịch Operation Vulture (Chiến dịch Chim Kền Kền) và học thuyết domino của Mỹ tồn tại, và xa hơn là ngăn chặn làn sóng Cộng sản phát triển tại khu vực này.

Ấn phẩm “Bầu trời sẽ sụp: Chiến dịch Chim Kền kền: Sứ mệnh ném bom của Mỹ ở Đông Dương”

Theo cuốn The sky would fall: Operation Vulture: the U.S. bombing mission in Indochina  (Bầu trời sẽ sụp: Chiến dịch Chim Kền kền: Sứ mệnh ném bom của Mỹ ở Đông Dương- 1954) của sử học gia người Mỹ, John Prados thì thực tế Mỹ đã nhảy vào Đông Dương bằng nhiều hình thức, chi tới 80% chiến phí cho Pháp ở Đông Dương bằng cả máy bay, phi công để ném bom. Hai phi công Mỹ McGovern và Buford chết trong trận Điện Biên Phủ được coi là những người Mỹ đầu tiên bị thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam. Với Chiến dịch Chim Kền kền, Mỹ muốn giải vây quân Pháp tại ĐBP hoặc tạo tình thế có lợi cho Pháp để đạt được thỏa thuận ngừng bắn giống Mỹ đã làm tại Triều Tiên nhằm giúp Pháp rút lui trong danh dự. Chiến dịch Chim Kền kền được Phó Tổng thống Mỹ lúc đó Richard Nixon rát nhiệt tình ủng hộ còn Tổng thống Eisenhower lại để ngỏ quan điểm. 

Theo báo chí phương Tây, trong Chiến dịch Chim Kền Kền, Mỹ sẽ tung 60 oanh tạc cơ chiến lược B-29 từ các căn cứ Mỹ trong khu vực để ném bom vào vị trí của Việt Minh quanh thung lũng Điện Biên, mỗi đêm sẽ ném dồn dập 450 tấn bom để phá vỡ vòng vây và phá hủy vũ khí của Việt  Minh. Tướng Navarre đưa ra sáng kiến dùng  phi công và máy bay Mỹ nhưng sơn cờ Pháp (để che mắt thiên hạ). Một trong những mối nguy hiểm của Chiến dịch Chim Kền Kền của Mỹ là khả năng sử dụng bom hạt nhân, nhưng may mắn thay, cuối cùng chiến dịch này đã thất bại do quốc hội Mỹ không phê chuẩn...

 Người Pháp từng đổ tiền của vào xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ nhưng cuối cùng vẫn thất bại

Theo giới sử học, có nhiều lý do khác  khiến Chiến dịch Chim Kền Kền của Mỹ thất bại là do Mỹ vừa thoát khỏi Chiến tranh Triều Tiên, và sợ bị lôi kéo sâu vào cuộc chiến mới, sợ Trung Quốc, Liên Xô và các nước phe XHCN can thiệp. Lý do thứ hai, Mỹ không tin tưởng khả năng quân sự và chiến thuật của Pháp bởi qua thực tế, Pháp cứ đụng đâu là thất bại  ở đó. Bản thân Pháp lại vừa chống cộng, vừa muốn duy trì hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng lại muốn Mỹ can thiệp, sợ mất dần ảnh hưởng tại Đông Dương, điều này khiến Mỹ không mặn mà. Mỹ chỉ đồng ý giúp Pháp nếu nhiều nước khác, nhất là Anh tham gia nhưng Anh  từ chối.
 

Mỹ và âm mưu dùng bom nguyên tử để giải cứu Phát tại Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 5/4/2014 hãng tin BBC (Anh) đã đăng tải bài viết đề cập tới âm mưu, Mỹ có ý định cung cấp 2 quả bom nguyên tử để giúp Pháp rút ra khỏi vũng lầy ĐBP. Theo tác giả bài viết, Julian Jackson, vào đầu tháng 4-1954 khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Georges Bidault đề nghị Mỹ giúp sức, trả lời câu hỏi này Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là John Foster Dulles hỏi thẳng "Ngài có muốn 2 quả bom nguyên tử?”.

hỏi này Mỹ đưa ra trong bối cảnh quân đội Pháp đang tuyệt vọng và mong muốn được Mỹ giúp đỡ.  Theo tác giả, cha đẻ của đề suất biếu Pháp 2 quả bom nguyên tử là các nhân vật  phụ tá hiếu chiến nhất của TT Mỹ, gồm phó Tổng thống Richard Nixonị và Đô đốc Radford, Tổng tham mưu liên trưởng, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Riêng Tổng thống Eisenhower  như đề cập ở trên lại có phần không mặn mà nhưng  Eisenhower lại lo ngại sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản tại khu vực ĐNA .

Máy bay ném bom B-26 Invader do Mỹ viện trợ là  máy bay ném bom chính của Pháp tại ĐBP nhưng đã bị Việt Minh bắn hạ..

Âm mưu của Mỹ dùng vũ khí hạt nhân là hoàn toàn có thật bởi ngay từ đầu năm 1954 Ngoại trưởng Dulles đã đưa ra khái niệm “trả đũa ồ ạt”, Mỹ sẵn sàng đáp trả đối phương tức thì bằng các phương tiện và tại các địa điểm mà Mỹ lựa chọn, ám chỉ việc Mỹ đã sẵn sàn dùng đến cả vũ khí hạt nhân, dùng máy bay B-29, B-36 và B-47 để thả xuống Điện Biên Phủ. Dựa trên các tài liệu giải mật của chính phủ, trong cuốn Bầu trời sẽ sụp: Chiến dịch Chim Kền kền: Sứ mệnh ném bom của Mỹ ở Đông Dương- John Prados đã cho độc giả biết Mỹ luôn sẵn sàng can thiệp vào Việt Nam bằng cả không lẫn lục quân trên quy mô lớn, cũng như không loại trừ chiến tranh với Trung Quốc, trong đó nguy hiểm nhất là sẽ dùng hai quả bom nguyên tử để ném xuống ĐBP giống như Mỹ đã từng làm với Nhật Bản hồi Thế chiến thứ II.

Cũng phải nói thêm rằng, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ từng có động thái đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Sau này, khi chiến tranh Việt Nam bùng nổ, vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước Nixon cũng từng hung hăng và dọa sẽ dùng bom hạt nhân chiến thuật để đánh Việt Nam, bất chấp các nguyên tắc đạo đức và xem Việt Nam là một trong số mục tiêu hàng đầu cho bom nguyên tử Mỹ sau Nhật Bản.

Theo BBC, cũng trong thời gian nói trên (từ giữa tháng 4/1954) Việt Minh đã siết chặt vòng vây, khiến các âm mưu của Pháp và Mỹ không thể thực hiện được, thậm chí việc ném bom ồ ạt xuống ĐBP còn gây tổn thất cả cho Pháp nữa, nhất là khi ném bom vào ban đêm.  Cuối cùng, người Mỹ không hề làm gì để can thiệp vì người Anh từ chối tham chiến. Những tuần cuối cùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra hết sức ác liệt. Mặt đất trở thành sình lầy khi mùa mưa bắt đầu, binh lính bám trụ ở những hố bom hay chiến hào giống như trong trận chiến Verdun năm 1916 trong Đệ nhất Thế chiến. Cuối cùng, vào ngày 7/5 năm 194, sau 56 ngày đêm bao vây, quân đội Pháp đã đầu hàng. Về phía Pháp có 1.142 người chết, 1.606 người mất tích, 4.500 người bị thương. Về phía Việt Minh, con số thiệt mạng lên đến 22.000 người.

(Theo Net/BBC/WO/CG)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.