| Hotline: 0983.970.780

Bệnh “lạ” tái bùng phát ở Quảng Ngãi

Thứ Hai 11/03/2013 , 12:04 (GMT+7)

Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh “lạ”) đã tái bùng phát trở lại tại 2 xã Ba Điền và Ba Vinh.

Ngày 9/3, ông Huỳnh Thương - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết: Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh “lạ”) đã tái bùng phát trở lại tại 2 xã Ba Điền và Ba Vinh.

Từ 28/2 đến ngày 8/3, trên địa bàn huyện đã xuất hiện 14 ca viêm da dày sừng ban tay, bàn chân. Trong đó, có 11 ca tại Ba Điền (7 ca mắc mới, 4 ca tái phát), tại xã Ba Vinh mới xuất hiện 3 ca mắc bệnh.

Hiện có 8 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Ba Tơ theo phác đồ của Bộ Y tế. Riêng 2 bệnh nhân là Phạm Thị Ngẫy (73 tuổi) và Phạm Văn Tiến (58 tuổi), đều ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền) phát hiện bệnh vào ngày 6/3 nhưng không chịu vào bệnh viện điều trị. Ngoài ra, 4 trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh “lạ” đang được theo dõi.

UBND huyện đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ gạo ăn cho người dân ở các xã có người mắc bệnh “lạ”; Bộ Y tế hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, thuốc men, hóa chất và các phương tiện thiết bị nhằm khống chế dịch bệnh. Huyện Ba Tơ đã kiến nghị các cấp, các ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc để tìm nguyên nhân cách điều trị để nhân dân an tâm ổn định cuộc sống và sản xuất; tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng bệnh như huy động lực lượng thanh niên tham gia dọn vệ sinh giúp dân, chỉ đạo các cấp, các ngành và các xã trong vùng bị dịch bệnh truyên truyền vận động nhân dân chủ ý việc giữ gìn vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố bị nghi ngờ là nguồn bệnh.


Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu (bên trái) tìm hiểu bệnh “lạ” tại làng Rêu, xã Ba Điền

Theo đề nghị của Bộ Y tế, ngày 9/3, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu dẫn đầu đã về Ba Tơ làm việc, nghiên cứu hỗ trợ công tác phòng chống bệnh “lạ”. Đoàn đã tìm hiểu nguồn nước, thức ăn, thực phẩm mà đồng bào H’re ở xã Ba Điền đang sử dụng. Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng cơ sở sấy lúa, bảo quản sau thu hoạch. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các công trình nước sạch sinh hoạt cho đồng bào dân vùng bệnh.

UBND huyện Ba Tơ cũng đề nghị Chính phủ, UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ gạo cho người dân các xã có dịch bệnh (theo Bộ Y tế nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là thức ăn gạo địa phương kém chất lượng); tiếp tục chỉ đạo các ngành điều tra, nghiên cứu sớm tìm nguyên nhân gây bệnh để việc điều trị cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh mang lại hiệu quả. Huyện đề nghị Bộ NN&PTNT khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng công trình nước sạch đến 4 thôn của xã Ba Điền, không để nhân dân dùng nước suối để ăn, uống làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống bệnh.

Theo đánh giá của các cán bộ của Đoàn công tác Bộ NN&PTNT, hiện người dân tại xã Ba Điền đang sử dụng gạo không đảm bảo chất lượng (mà Bộ Y tế nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh). Nơi bảo quản lúa có chuột, bọ vào, thải độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Lúa sau khi thu hoạch chỉ phơi 1 nắng, rồi đưa vào chòi bảo quản nên không đảm bảo chất lượng. Nhân dân trong vùng còn dùng nước suối để ăn, uống, do đó cũng không đảm bảo chất lượng. Các gia đình vẫn còn thói quen làm chuồng gia súc gần nhà...

Ông Huỳnh Thương - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ phân vân, qua tình hình thực tế sử dụng gạo của người dân trên địa bàn huyện và xã Ba Điền theo phong tục tập quán là gặt lúa về ủ lúa, đến khi sử dụng đem phơi. Nhưng từ năm 2012 khi bệnh “lạ” bùng phát người dân Ba Điền không sử dụng gạo địa phương nữa mà sử dụng gạo do Nhà nước hỗ trợ. Vì vậy kết luận của Bộ Y tế nghi nguyên nhân gây bệnh do ăn gạo mốc là không thật sự xác đáng.

Được biết, trong năm 2011 và 2012, trên địa bàn Ba Điền đã đón trên 40 đoàn công tác, với hơn 1.000 lượt cán bộ, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đến nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh “lạ”.

Bà Đinh Thị Loan - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tỏ ra phân vân: Theo như kết luận của Bộ Y tế nghi ngờ gạo ủ là nguyên nhân gây bệnh chưa thuyết phục. Cuộc sống của dân làng Tương, xã Ba Điền là thôn đặc biệt khó khăn, không điện…, đời sống người dân làng Tương rất thấp nhưng lại không bị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, Bộ sẽ nghiên cứu hỗ trợ máy sấy lúa, xay lúa, công tác bảo quản sau thu hoạch. Thứ trưởng đề nghị địa phương hướng dẫn người dân xử lý nước trước khi sử dụng; sử dụng nền chuồng gia súc bằng nền sinh học, làm hầm bioga..., để đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm