| Hotline: 0983.970.780

Bệnh liên cầu lợn quay trở lại

Thứ Sáu 07/05/2010 , 07:15 (GMT+7)

Hiện ở phía Bắc đã có ít nhất 4 người mắc bệnh liên cầu lợn đang phải nhập viện với tình trạng nguy kịch. Đáng chú ‎ý các ca bệnh đều là dân nằm trong vùng dịch “tai xanh” và 3 người trong số họ đã ăn tiết canh lợn.

Hiện ở phía Bắc đã có ít nhất 4 người mắc bệnh liên cầu lợn đang phải nhập viện với tình trạng nguy kịch. Đáng chú ‎ý các ca bệnh đều là dân nằm trong vùng dịch “tai xanh” và 3 người trong số họ đã ăn tiết canh lợn. Giống như thời điểm tháng 7-8-9/2007 khi dịch tai xanh bùng phát dữ dội ở miền Bắc thì đồng thời có hàng chục người nhập viện vì bệnh liên cầu lợn trong đó một số ca nặng đã tử vong... Hầu hết các ca bệnh thời điểm đó cũng liên quan đến tiết canh lợn, hoặc tiếp xúc lợn ốm chết. Khuyến cáo thời điểm hiện nay, người dân cần hết sức đề phòng căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người này…

>> Đỏ tiết canh - xanh mặt

Tiêm phòng cho lợn

Bệnh liên cầu lợn là gì?

Streptococcus suis là liên cầu khuẩn gây bệnh ở lợn, gọi tắt là liên cầu lợn, khi người bị nhiễm liên cầu lợn gây bệnh gọi là bệnh liên cầu lợn.

Liên cầu lợn chủ yếu sống ở các loài lợn đã thuần hoá, nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim.

Vị trí cư trú của liên cầu lợn là ở đường hô hấp trên đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hoá và sinh dục của lợn. Hiện có 2 týp liên cầu lợn, týp 1 hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi, týp 2 gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cả 2 týp này đều cư trú ở amidal. Lợn trưởng thành có nguy cơ nhiễm cao nhất.

Các điều kiện để liên cầu khuẩn phát triển ở lợn: điều kiện chuồng trại kém, nhiễm phân, rác ở chuồng trại, không có thông khí, lợn được chăn nuôi tập trung, điều kiện chăm sóc kém.

Khả năng gây dịch: Bệnh này sẽ khó lây lan mạnh như các bệnh do virus vì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa nên sẽ dễ dập dịch hơn và bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.

Khả năng gây bệnh: Liên cầu khuẩn luôn có mặt trong môi trường nhưng không gây bệnh, hoặc chỉ gây các bệnh viêm nhiễm không thành dịch như viêm họng, nhiễm trùng mủ, nhiễm trùng phổi. Nếu đi vào máu, vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết nặng và tử vong. Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%. Có nghĩa là cứ 100 con lợn mang S.suis thì chỉ có 40 con biểu hiện bệnh. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ vài giờ đến 3 ngày.

TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng bộ môn siêu vi trùng, Viện Thú y – cho biết lợn bị PRRS (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, dân gian gọi là bệnh tai xanh) không khác gì người bị nhiễm HIV, virus PRRS “đánh” thẳng vào tế bào “đại thực bào”, khiến con vật không thể chống lại các loại bệnh. Kết hợp với thông tin từ Cục Thú y, theo TS. Tô Long Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương: “Rõ ràng có sự liên quan giữa dịch "tai xanh" và bệnh liên cầu lợn, hầu hết các địa phương có lợn bị nhiễm bệnh tai xanh đều có bệnh nhân nhiễm bệnh”. Điều này có thể nghĩ rằng “60% số lợn đã bị nhiễm liên cầu khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh, đến khi bị bệnh tai xanh thì liên cầu khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh liên cầu lợn”.

Đường lây:

- Bệnh liên cầu khuẩn có thể lây truyền từ lợn ốm sang người và ngược lại. Hiện nay chưa có bằng chứng nào về việc bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

- Vi khuẩn xâm nhập cơ thể người nếu có sự tiếp xúc với lợn, thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín kỹ. Khuẩn liên cầu đi vào người qua các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc mũi, miệng.

Vi khuẩn gây bệnh chụp qua kính hiển vi

Triệu chứng

- Trên lợn có thể có các biểu hiện sau: da lợn có thể có các màng đỏ, sần, các hạch lympho bị sưng, xung huyết, bao khớp dày lên, khớp bị sưng và có dịch, màng não và não có thể bị tổn thương dạng phù nề, dịch não tuỷ đục, phổi bị tổn thương với nhiều dạng khác nhau như đông đặc, có mủ, viêm phế quản, viêm phổi. Như vậy người dân có thể nhận biết lợn bị bệnh liên cầu qua triệu chứng: da đỏ, khi mổ lợn nội tạng cũng rất đỏ.

- Người mắc liên cầu lợn nếu nhẹ là viêm màng não đơn thuần, còn nặng thì nhiễm khuẩn huyết cấp tính, suy đa phủ tạng, suy hô hấp…

- Các triệu chứng thường gặp là: sốt cao, đau nhức bắp thịt, đau họng, xuất huyết toàn thân, trụy mạch, suy nội tạng, có thể rối loạn đông máu nặng và hôn mê.

- Hội chứng sốc nhiễm độc có thể xảy ra đối với bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng trong cơ thể như gan, thận, hệ tuần hoàn, ảnh hưởng rất xấu tới việc cứu sống bệnh nhân. Hội chứng sốc nhiễm độc chỉ có thể điều trị được với kháng sinh và trong điều kiện chăm sóc đặc biệt.

Phòng trách lây nhiễm liên cầu lợn

- Chủ trại chăn nuôi:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, tăng sức đề kháng cho lợn.

Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát trùng hoặc tiêu huỷ, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát trùng, để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

- Người tiêu dùng:

Nên tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề vì đó chắc chắn là lợn bệnh.

Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng.

Nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

Không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn nhất là thời gian có dịch...

Điều trị

- Hiện nay việc điều trị ở bệnh nhân được áp dụng liên tục các biện pháp hồi sức tích cực nên chi phí điều trị khá cao, riêng tiền thuốc để điều trị cho bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn có thể tới 1 triệu đồng/ngày, tiền lọc máu khoảng chục triệu/ngày.

- Khả năng cứu chữa căn bệnh này phụ thuộc nhiều vào thời gian vào viện điều trị sớm hay muộn.

- Các triệu chứng khi mắc bệnh rất giống với các bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ… Do vậy tại các tuyến cơ sở, bệnh này khó được phát hiện và điều trị không đúng cách dẫn đến tử vong. Các bệnh nhân được chuyển đến viện thường rất muộn, sau 8-10 ngày mắc bệnh nên việc chữa trị rất khó khăn.

(Theo TL Viện Pasteur Nha Trang)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm